logo-dich-vu-luattq

Đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng là gì? Phân biệt hai loại bảo hiểm

Bảo hiểm là sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên với mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi tài chính của người tham gia khi có rủi ro. Bảo hiểm đã có mặt từ lâu, tuy nhiên các khái niệm xoay quanh như đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng thì vẫn còn mơ hồ với nhiều người. Hãy cùng nhau tìm hiểu về hai khái niệm này và tìm ra điểm khác biệt giữa chúng nhé!

Bảo hiểm là giải pháp hạn chế rủi ro tài chính hàng đầu

Xem thêm: Bảo hiểm trùng

Bảo hiểm là giải pháp hạn chế rủi ro tài chính hàng đầu

1. Tìm hiểu đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng

Việc tìm hiểu kỹ các khái niệm bảo hiểm rất có giá trị đối với người tham gia bảo hiểm, vì nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp mua bảo hiểm.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu khái niệm về đồng bảo hiểm, bảo hiểm trùng là gì và ý nghĩa của nó ra sao.

1.1 Đồng bảo hiểm là gì

Đồng bảo hiểm (Co-insurance) là loại bảo hiểm theo đó nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng bảo hiểm cho một đối tượng tham gia bảo hiểm theo các nguyên tắc: cùng chia sẻ quyền lợi (ví dụ như phí bảo hiểm) và trách nhiệm (về bồi thường, chi phí) theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

Đồng bảo hiểm xuất hiện trong các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn như máy bay, tàu biển,… mà một đơn vị bảo hiểm không thể chịu trách nhiệm được hết chi phí rủi ro. Trong lúc này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẽ liên kết lại với nhau để thực hiện việc bảo hiểm cho đối tượng tham gia.

Đồng bảo hiểm xuất hiện trong các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn như máy bay, tàu biển,...

Đồng bảo hiểm xuất hiện trong các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn như máy bay, tàu biển,…

Nói một cách dễ hiểu, đồng bảo hiểm là phương pháp giúp phân chia rủi ro theo chiều ngang. Nhờ vào đó, doanh nghiệp cũng được giảm thiểu thiệt hại, tránh tình trạng xảy ra thảm họa tài chính (Catastrophic) do tập trung vào một hoặc một số hợp đồng, đối tượng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm quá lớn.

Ngoài ra, đây cũng là cách để thực hiện chia sẻ thị trường, nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Xem thêm: FYP của bảo hiểm là gì?

1.2 Bảo hiểm trùng là gì

Bảo hiểm trùng (Double Insurance) là hợp đồng bảo hiểm có phạm vi áp dụng với các đối tượng là tài sản và trách nhiệm dân sự, không áp dụng đối với chủ thể là con người.

Hợp đồng bảo hiểm trùng được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung 2010 như sau: “1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.”

Theo quy định trên, pháp luật không cấm bên tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm trùng cho đối tượng là tài sản. Đối tượng này thuộc quyền định đoạt của chủ sở hữu, chủ sở hữu tài sản có quyền mua bảo hiểm cho tài sản của mình tại nhiều doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm khác nhau, cùng một lợi ích bảo hiểm và có cùng rủi ro.

Đọc thêm: Không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ

Công ty bảo hiểm có quyền thu hồi theo tỉ lệ trên cơ sở số tiền bồi thường bảo hiểm (đã trả hoặc phải trả) cho người được hưởng bảo hiểm từ các công ty khác mà theo đó, các công ty này cũng liên đới chịu trách nhiệm cho yêu cầu bồi thường đó.

Tài sản là đối tượng của bảo hiểm trùng

Tài sản là đối tượng của bảo hiểm trùng

Để nhận biết đâu là hợp đồng bảo hiểm trùng, có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Tồn tại ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm mà bên tham gia bảo hiểm ký kết với 1 hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.
  • Cùng thực hiện bảo hiểm cho một đối tượng chung, quyền lợi chung và cùng chịu rủi ro.

Xem thêm: Thông tin về định nghĩa bảo hiểm người mua cần biết

2. Cách giải quyết khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, Khoản 2 điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định rõ:

“2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.”

Ví dụ:

Anh A sở hữu xe ô tô có giá trị thị trường là 450 triệu VNĐ, chiếc xe này đã được anh A mua bảo hiểm vật chất xe tại công ty X. Tuy nhiên, vợ anh A cũng đã mua bảo hiểm vật chất cho xe tại công ty Y. Đặt trong trường hợp hai công ty bảo hiểm có điều kiện bảo hiểm như nhau, xe của anh A đã mua bảo hiểm trùng với tổng số tiền tại 2 công ty là 900 triệu VNĐ.

Theo đó, hai công ty X, Y có trách nhiệm sẽ bồi thường tối đa 450 triệu VNĐ/ 900 triệu VNĐ khi có sự kiện bảo hiểm gây tổn thất cho ô tô của anh A.

Xem thêm: Rider trong bảo hiểm là gì?

3. Phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng

Để phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng, chúng ta có thể dựa trên các tiêu chí như: khái niệm, đối tượng, mối quan hệ pháp lý, người bồi thường.

Tiêu chí

Bảo hiểm trùng

Đồng bảo hiểm

Tìm hiểu thêm: Không nón bảo hiểm phạt bao nhiêu

Khái niệm

Bảo hiểm trùng là trường hợp người tham gia bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên nhằm mục đích bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với điều kiện và sự kiện bảo hiểm như nhau.

Đồng bảo hiểm là loại bảo hiểm giúp phân tán rủi ro tài chính, theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng thực hiện bảo hiểm cho 1 đối tượng tham gia bảo hiểm theo nguyên tắc: cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm dựa theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

Đối tượng

Tài sản

Rủi ro đã được bảo hiểm

Mối quan hệ pháp lý

Giữa người mua bảo hiểm với từng công ty bảo hiểm

Giữa người mua bảo hiểm với tất cả công ty bảo hiểm

Người trực tiếp bồi thường

Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường bảo hiểm theo tỷ lệ : số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận và tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng mức tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Khi có rủi ro xảy ra, người trực tiếp bồi thường bảo hiểm là các doanh nghiệp tham gia vào đồng bảo hiểm với mức tỷ lệ bồi thường dựa trên hợp đồng đồng bảo hiểm.

Trách nhiệm cho bồi thường bảo hiểm sẽ dựa vào tỷ lệ mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký, không cần phải cùng chịu trách cho các nhà đồng bảo hiểm khác, thậm chí trong trường hợp các nhà đồng bảo hiểm không có khả năng chi trả.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng và hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa chúng. Nếu đang có nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài chính của mình đối với tài sản, bạn có thể thực hiện giao kết hợp đồng với những công ty bảo hiểm uy tín như Generali.

Chúng tôi tự hào là công ty bảo hiểm lâu đời, có nguồn lực tài chính vững mạnh, cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp bảo hiểm chất lượng, toàn diện.

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu thêm: Thủ tục lấy bảo hiểm xã hội

  • So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm
  • Phạm vi bảo hiểm là gì?
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !