Bảo hiểm xã hội được xem như một sự bảo đảm, hỗ trợ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động lúc ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc về hưu… Hiện nay có bao nhiệu loại hình bảo hiểm xã hội? Mức đóng và thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.
Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc về thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Xem thêm: Thời hạn đóng tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng
Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng
Nội dung chính
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
“1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
2. Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng
Căn cứ vào Điều 7 quyết định 595 của cơ quan bảo hiểm xã hội về cách thức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như sau:
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Đọc thêm: Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Như vậy, thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.
3. Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khi không đóng đúng thời gian quy định như đã đăng ký. Căn cứ theo Điều 56, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH nêu rõ:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
Bên cạnh việc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng doanh nghiệp còn có thể bị phạt tài chính nếu chậm đóng BHXH. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:
“4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
- a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
- c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”
Đọc thêm: Người thụ hưởng bảo hiểm là gì
Như vậy, nếu nợ đóng BHXH doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng.
4. Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
5. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT theo quy định
– Mức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN (theo Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).
Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa là 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
– Mức đóng BHTN
Mức đóng BHTN của NLĐ bằng 1% tiền lương tháng, đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN (tại Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định của pháp luật để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Đọc thêm: Mua bảo hiểm thai sản tự nguyện