Trong sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, bên cạnh những mối quan hệ cần thiết và có ích cho xã hội cũng sẽ có cả những mối quan hệ không có ích, thâm chí có hại cho trật tự chung, Để duy trì ổn định trật tự xã hội, đòi hỏi các mối quan hệ xã hội phải được điểu chỉnh, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội có lợi cho đời sống xã hội được tồn tại và phát triển, đồng thời, ngăn chặn những mối quan hệ xã hội xấu và độc hại.
Một công cụ điều chỉnh có thể tác động mạnh mẽ tới vấn đề này chính là pháp luật. Vậy pháp luật là gì? Nó có những thuộc tính cơ bản nào? Hãy cùng Chúng tôi trả lời cho câu hỏi Thuộc tính của pháp luật là gì?
Xem thêm: Các quy định của pháp luật mang tính gì
Nội dung chính
Thuộc tính của pháp luật là gì?
Thuộc tính của pháp luật là những đặc trưng, đặc điểm vốn có, không thể tách rời của pháp luật. Thông qua thuộc tính của pháp luật, có thể phân biệt được pháp luật với các quy phạm xã hội khác, đó có thể là: quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo.
Pháp luật có những thuộc tính nào?
Pháp luật mang trong mình bốn thuộc tính cơ bản:
Thuộc tính thứ nhất: Pháp luật có tính quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là một thuộc tính riêng có của pháp luật mà không một quy phạm nào có thể có được. Để có thể thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội, nhà nước cần phải có pháp luật, nhằm mục đích bắt buộc mọi người phải thực hiện. Các quy định của pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận những quy tắc ứng xử đã có sẵn từ trong xã hội (đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, …) Và với kết cấu là những quy tắc xử sự chung, pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với các hành vi ứng xử của mọi người trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà nước.
Đọc thêm: Luật bảo hiểm xã hội mới nhất
Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép các chủ thể được làm gì, không được làm gì, nên làm gì, không nên làm gì, và có thể bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào … Mặt khác, với thuộc tính quyền lực nhà nước của mình, pháp luật có thể có các biện pháp cưỡng chế từ nhà nước, để bắt buộc người dân phải thực hiện theo những quy định được nêu ra của pháp luật, nếu không họ sẽ bị trừng phạt, để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Thuộc tính thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Quy phạm có thể hiểu một cách đơn giản là các khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp luật được xem như là các quy phạm trong xã hội và nó được biết đến, và sử dụng một cách vô cùng phổ biến. Từ đó, pháp luật định hướng cho nhận thức và hành vi của các chủ thể trong xã hội. Khi rơi vào một tình huống nhất định, dựa vào thuộc tính quy phạm của pháp luật, các chủ thể sẽ được định hướng hành vi cho bản thân mình (nên làm gì, không nên làm gì, và bắt buộc phải làm gì ….) để đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi người, cho cá nhân, tổ chức trong phạm vi của một quốc gia, và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; hay thể hiện trên mọi lĩnh vực của các mối quan hệ xã hội. Cũng chính vì vậy, nên pháp luật mới mang thuộc tính phổ biến.
Thuộc tính thứ ba: Pháp luật có tính hệ thống.
Ngay chính bản thân khái niệm của pháp luật nó đã là một hệ thống các quy tắc xử sự chung, hoặc là các quy phạm, cũng có thể là các nguyên tắc hoặc các khái niệm pháp lý… Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội thông qua việc tác động một cách trực tiếp lên các cách xử sự của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ xã hội đó, làm cho mối quan hệ này có thể phát triển theo chiều hướng mà chính nhà nước mong muốn. Mặc dù có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, và pháp luật cũng cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đó, nhưng những quy định đó lại không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và thống nhất với nhau, tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Thuộc tính thứ tư: Pháp luật có tính xác định về hình thức.
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc được quy định rõ ràng và cụ thể, và được thể hiện trong những hình thức xác định. Đó có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp, hay văn bản quy phạm pháp luật. Khi ở dạng thành văn, các quy định, hay các nguyên tắc của pháp luật được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, đảm bảo cho mọi người có thể đọc được, hiểu được các nội dung mà văn bản đã đề cập đến.
Có những kiểu pháp luật nào?
Kiểu pháp luật được hiểu là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm pháp luật, qua đó để có thể phân biệt nhóm pháp luật này với nhóm pháp luật pháp.
Tham khảo thêm: Luật tài nguyên nước 2012 số 17/2012/QH13
Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin chia pháp luật thành 4 kiểu như sau:
– Kiểu pháp luật chủ nô.
– Kiểu pháp luật phong kiến.
– Kiểu pháp luật tư sản.
– Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa: Đây là kiểu pháp luật tiến bộ nhất, đồng thời là kiểu pháp luật mà nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã hướng đến và đang xây dựng ngày một hoàn thiện hơn.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Thuộc tính của pháp luật là gì? và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Tìm hiểu thêm: Nghị định 123 hướng dẫn luật hộ tịch