logo-dich-vu-luattq

Nghị định nghỉ hưu trước tuổi mới nhất

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi mới nhất

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi mới nhất

Xem thêm: Nghị định nghỉ hưu trước tuổi mới nhất

Cụ thể, điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/01/2022 như sau:

(1) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật BHXH, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (Xem tại đây) và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; tức là năm 2022, nam phải đủ 55 tuổi 06 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (Xem tại đây) và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác; tức là năm 2022, nam phải đủ 55 tuổi 06 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

(2) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%; tức là năm 2022, nam phải đủ 55 tuổi 06 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Tham khảo thêm: Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch

(3) Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 ; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với năm 2021.

=>> Xem thêm: Thủ tục giám định sức khoẻ để nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động.

Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 56 Luật BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH (nghỉ hưu trước tuổi) được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật BHXH, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 2 Luật BHXHquy định về đối tượng áp dụng:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Tìm hiểu thêm: Nghị định 108 về nghỉ hưu trước tuổi

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

>>> Xem thêm: Điều kiện hưởng lương hưu được quy định như thế nào? Viên chức muốn xin nghỉ hưu trước tuổi có được không?

Tinh giản biên chế giáo viên không tham gia học nâng chuẩn ra sao? Chính sách về hưu trước tuổi hiện nay như thế nào?

Hồ sơ khám giám định lần đầu để hưởng lương hưu trước tuổi như thế nào? Các quy định khác về hồ sơ khám giám định lần đầu gồm những hồ sơ nào?

Châu Thanh

Đọc thêm: Nđ 146 của chính phủ 2018

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !