logo-dich-vu-luattq

Quy định thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đều thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo tỷ lệ phần trăm đóng mà pháp luật quy định.

Vậy nếu trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì có phải thông báo với cơ quan bảo hiểm không? Quy định thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội như thế nào? Với nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này.

Xem thêm: Thời gian báo giảm bhxh

Điều kiện báo giảm bảo hiểm xã hội?

Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải làm thông báo bằng văn bản đến cho cơ quan bảo hiểm xã hội khi có bất cứ thay đổi gì liên quan đến thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này nhằm đảm bảo cho lợi ich hợp pháp của cả doanh nghiệp và người lao động.

Ngoài ra, tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 50 Quy trình thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, quy định trách nhiệm của đơn vị, doanh nghiệp:

Như vậy, các trường hợp mà đơn vị, doanh nghiệp báo giảm BHXH như:

– Người lao động nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động;

– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;

– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

– Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng;

Tìm hiểu thêm: Cách đăng ký dịch vụ công bảo hiểm xã hội

– Doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;

Trường hợp doanh nghiệp báo giảm BHXH chậm thì phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Ngoài việc giải thích về các trường hợp phải báo giảm bảo hiểm xã hội, thì với nội dung viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách về Quy định thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội.

Thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội

Căn cứ Điều 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì khi có người lao động nghỉ việc, tức có phát sinh giảm người lao động, doanh nghiệp cần phải lập hồ sơ báo giảm BHXH của tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước và sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước. Các doanh nghiệp cũng có thể báo giảm từ ngày 01 tháng sau nhưng trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đóng giá trị BHYT của tháng sau.

Còn trường hợp báo tăng bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì doanh nghiệp bắt buộc phải làm hồ sơ thông báo đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tại Điều 23 Nghị quyết số 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp gồm:

– Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS;

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK3-TS;

– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…theo mẫu só D02-LT.

Đọc thêm: Chế độ hưởng bảo hiểm 1 lần

– Bảng kê khai thông tin theo mẫu số D01-TS.

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ trên thì doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội bằng hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng.

Tuy nhiên hiện nay việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện đã không còn phổ biến, thay vào đó đa số doanh nghiệp thực hiện việc khai báo bằng hình thức nộp hồ sơ trực tuyến đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Các doanh nghiệp chỉ cần thực hiện việc kê khai báo giảm bảo hiểm xã hội trên phần mềm, sau đó sử dụng thiết bị chữ ký số của doanh nghiệp để nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Các doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Doanh nghiệp truy cập vào cổng thông tin của cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký tài khoản điện tử cho công ty;

– Bước 2: Sau khi đăng ký thành công, doanh nghiệp tải phần mềm về máy tính và sau đó tiến hành việc kê khai bảo hiểm xã hội. Sau cùng chỉ cần xuất file hồ sơ, dùng chữ ký số để đăng ký rồi nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo từ phía doanh nghiệp thì phải tiến hành giải quyết và xác nhận trên hệ thống.

Nghỉ bao nhiêu ngày thì báo giảm bảo hiểm xã hội?

Theo Khoản 4, 5 và 6 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH có quy định:

Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Quy định thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Tìm hiểu thêm: Có được lãnh tiền BHXH một lần ở sổ cũ khi làm việc công ty mới?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !