Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017. Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định đối với quyết toán ngân sách các năm 2015, 2016, áp dụng theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
Theo đó, Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước về lập dự toán ngân sách; thu nộp ngân sách; kiểm soát, thanh toán chi ngân sách; quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; quyết toán ngân sách; nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, sử dụng dự phòng ngân sách; sử dụng quỹ dự trữ tài chính; công khai ngân sách nhà nước, giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng và một số nội dung khác theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Nghị định 163 2016 nđ cp
Luật Quốc Huy xin giới thiệu tới bạn đọc toàn bộ nội dung Nghị định 163/2016/NĐ-CP có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu.
Bạn có thể đọc thêm các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính ở dưới đây:
- Tư vấn pháp luật miễn phí
- Luật sư tư vấn tài chính ngân hàng miễn phí
- Công ty luật
- Tư vấn luật tài chính
- Tư vấn luật tài chính miễn phí
- Tư vấn luật tài chính ngân hàng
Nghị định 163/2016/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc————— Số: 163/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Tham khảo thêm: Cách tính lương hưu theo nghị định 108
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Phạm vi áp dụng:
- a) Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước về lập dự toán ngân sách; thu nộp ngân sách; kiểm soát, thanh toán chi ngân sách; quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; quyết toán ngân sách; nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, sử dụng dự phòng ngân sách; sử dụng quỹ dự trữ tài chính; công khai ngân sách nhà nước, giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng và một số nội dung khác theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
- b) Các nội dung về kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm; quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
- Đối tượng áp dụng:
- a) Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội;
- b) Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao;
- c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.
Điều 2. Thu ngân sách nhà nước
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
- Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
- a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
- c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
- d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- e) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
- Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chi ngân sách nhà nước
- Chi đầu tư phát triển gồm:
- a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi dự trữ quốc gia.
- Chi thường xuyên cho các lĩnh vực:
- a) Quốc phòng;
- b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- c) Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
- d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- e) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
- h) Sự nghiệp thể dục thể thao;
- i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- k) Các hoạt động kinh tế;
- l) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
- n) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoài nước.
- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Điều 4. Bội chi ngân sách nhà nước
- Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
- a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
- b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.
- Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
- a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- b) Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.
- Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:
- a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- b) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
- Vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.
- Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện sau:
- a) Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước;
- b) Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước;
- c) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ;
- d) Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn. Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ tỷ lệ tối thiểu các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương có thời hạn vay trung và dài hạn;
đ) Số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại khoản 6 Điều này.
- Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
- a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
- b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
- c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
- d) Việc xác định số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chi thường xuyên quy định tại điểm b và điểm c của khoản này trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách địa phương được Quốc hội quyết định của năm dự toán ngân sách, số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp được xác định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Nghị định này, không bao gồm khoản thu kết dư ngân sách địa phương.
- Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn nội dung vay và trả nợ của chính quyền địa phương.
Trên đây là văn bản về nội dung của Nghị định 163/2016/NĐ-CP. Bạn đọc có thể tải toàn bộ văn bản về máy để thuận tiện cho việc theo dõi. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Ban biên tập – Luật Quốc Huy
Click vào button “Download” bên dưới để tải toàn bộ file về máy.
Đọc thêm: Nghị định 143 của chính phủ