logo-dich-vu-luattq

Chế độ hưởng bhxh khi bị tai nạn giao thông

Hiện nay số vụ tai nạn giao thông xảy ra khá nhiều trên thực tế. Rất nhiều người thắc mắc về việc bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hay không khi họ đang tham gia đóng bảo hiểm?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy Việt Nam sẽ hướng dẫn cụ thể quý bạn đọc về điều kiện hưởng, mức hưởng và thủ tục để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn giao thông.

Xem thêm: Chế độ hưởng bhxh khi bị tai nạn giao thông

1. Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông

1.1 Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nan giao thông phải đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả khi thực hiện các công việc sinh hoạt cần thiết, giờ giải lao;
  • Ngoài nơi làm việc/ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian và quãng đường hợp lý;

Thứ hai: Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

Do vậy, khi bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc, gặp tai nạn giao thông khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Mà mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn giao thông thì sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.

Trừ các trường hợp sau đây:

  • Do mâu thuẫn giữa nạn nhân với người gây tai nạn mà không liên quan đến thực hiện công việc;
  • Tự hủy hoại sức khỏe bản thân;
  • Do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật;… đối với các trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động thay vào đó người lao động sẽ chỉ được hưởng chế độ ốm đau.

1.2 Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Tùy theo mức suy giảm khả năng lao động và số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà khi bị tai nạn giao thông người lao động sẽ được hưởng các mức trợ cấp như sau:

1.2.1 Trợ cấp một lần

Bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-30% sẽ được hưởng trợ cấp một lần

Mức trợ cấp= Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BH tai nạn lao động = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

  • Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
  • m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
  • L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
  • t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

Khi người lao động bị tai nạn giao thông mà mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng được tính cụ thể theo công thức trên và tùy thuộc vào số năm tham gia đóng BHXH và mức suy giảm khả năng lao động mà sẽ có mức trợ cấp được hưởng khác nhau.

1.2.2 Trợ cấp hàng tháng

Đọc thêm: Lỗi không đội mũ bảo hiểm

Bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Mức trợ cấp = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp= {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

Trong đó:

  • Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
  • m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
  • L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
  • t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Ví dụ: Ông A trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2019. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%. Ông A có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2019 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.490.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

  • Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động: 0,3 x 1.490.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.490.000 = 715.200 (đồng/tháng)
  • Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 3.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
  • Mức trợ cấp hằng tháng của ông A là: 715.200 + 129.200 = 844.400 (đồng/tháng).

Do vậy, tùy theo mức suy giảm khả năng lao động và số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà người bị tai nạn giao thông sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hưởng khác nhau.

1.2.3 Giám định mức suy giảm khả năng lao động

Các trường hợp được giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật bao gồm

  • Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
  • Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định; (được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Ngoài ra khi người lao động vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động nhiều lần thì sẽ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật.

1.2.4 Phương tiện giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng.

1.2.5 Trợ cấp phục vụ đối với chế độ tai nạn lao động

Người lao động bị tai nạn giao thông có được hưởng BHXH bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp bằng mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở từ1/7/2019 là 1.490.000).

1.3 Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông cần chuẩn bị thành phần hồ sơ như sau:

  • Sổ BHXH ;
  • Giấy ra viện hoặc trích sao bệnh án sau khi điều trị;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội động giám định y khoa. (Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì dùng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp)
  • Biên bản giải quyết chế độ.

Trường hợp người lao động sau khi điều trị ổn định vết thương và thực hiện khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà có kết luận suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì cần nộp hồ sơ theo quy định nêu trên cho đơn vị công tác để đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Người sử dụng lao động nộp cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

2. Chế độ ốm đau khi bị tai nạn giao thông

2.1 Điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi bị tai nạn lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

Đọc thêm: Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định thì được hưởng chế độ ốm đau.

Do vậy trường hợp bị tai nạn giao thông mà không phải tai nạn lao động thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2.2 Mức hưởng chế độ ốm đau khi bị tai nạn lao động

Tùy theo thời gian tham gia đóng BHXH sẽ có quy định cụ thể về số ngày nghỉ tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm.

Đối với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng thêm 10 ngày.

Mức hưởng mỗi ngày bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2.3 Hồ sơ thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Để được hưởng chế độ ốm đau khi bị tai nạn giao thông cần chuẩn bị thành phần hồ sơ như sau:

  • Giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh do cơ sở khám chữa bệnh cấp;
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ;
  • Sổ bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 45 ngày người lao động nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nơi đang đóng bảo hiểm xã hội. Số lượng: 1 bộ hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động Người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu nộp 01 bản cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau người lao động.

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015;
  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề bị tai nạn giao thông có được hưởng bảo hiểm xã hội.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Đọc thêm: Bảo hiểm y tế 1 năm bao nhiêu tiền

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !