Người lao động “Nghỉ ngang” thì được giải quyết trợ cấp, BHXH như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, có nhiều lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người lao động lại chọn cách nghỉ ngang để chấm dứt hợp đồng. Vậy, quyền lợi của những người lao động trong những trường hợp nghỉ ngang sẽ được giải quyết như thế nào, đặc biệt là các vấn đề về Bảo hiểm xã hội. Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật 3S nhé:
Xem thêm: Nghỉ việc ngang có lấy được sổ bhxh
Tham khảo thêm: Hồ sơ cấp lại sổ bhxh bị mất
I. NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ NGANG
1. Nghĩa vụ của người lao động
Nghỉ ngang được hiểu là Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 39 BLLĐ 2019. Theo đó, “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này”. Nghĩa là người lao động tự ý bỏ việc mà không tuân thủ quy định về báo trước với người sử dụng lao động. Lúc này, người lao động phải chịu các trách nhiệm sau:
– Không được trợ cấp thôi việc.
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
2. Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động.
Điểm a khoản 3 Điều 48 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, Người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho NLĐ và bàn giao các nếu người sửu dụng lao động đã giữ của người lao động. Việc chốt sổ BHXH không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc đúng quy định hay không. Trong thực tế có nhiều trường hợp người sử dụng lao động cố tình không trả lại sổ BHXH cho người lao động thì lúc này người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn hoặc thanh tra lao động Sở lao động – thương binh và xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội để cơ quan này giải quyết buộc người sử dụng lao động thực hiện chốt và trả lại sổ BHXH cho người lao động. Ngoài ra, cũng có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.
3. Ngoài ra, các bên cùng có các nghĩa vụ sau:
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
Đọc thêm: Tra quá trình tham gia bảo hiểm
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
II. VẤN ĐỀ TRỢ CẤP, BẢO HIỂM XÃ HỘI KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ NGANG
1. Trợ cấp thôi việc.
Như đã trình bày ở trên, Khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc căn cứ theo Điều 40 BLLĐ 2019 quy định về Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
2. Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này; 3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này; 4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Chết.” Như vậy, trong trường hợp này người lao động nghỉ ngang tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. BHXH một lần khi người lao động nghỉ ngang
Trong trường hợp đã nghỉ việc mà người lao động không muốn tiếp tục đi làm, không có nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc là Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn không đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì nghỉ ngang (đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định pháp luật) vẫn được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. Lưu ý, sau khi nghỉ việc 1 năm mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, không có nhu cầu đóng tiếp BHXH và có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần. Còn các trường hợp còn lại thì không cần đợi đủ 1 năm tính từ ngày nghỉ việc.
Tìm hiểu thêm: In tờ khai bảo hiểm xã hội
4. Trợ cấp mất việc làm
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019 quy định:
“Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương”.
Theo đó, Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi người lao động mất việc do “thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế” (Điều 42) và “chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã” (Điều 43)
Như vậy, khi người lao động nghỉ ngang thì không được hưởng trợ cấp mất việc làm
Tóm lại:
– Nếu Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì khi nghỉ việc, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 và trợ cấp thất nghiệp.
– Trường hợp nghỉ ngang trái luật thì không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp. Nhưng quyền lợi về BHXH của vẫn được bảo đảm.
– Về sổ BHXH thì công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ.
Tham khảo thêm: Hồ sơ cấp lại sổ bhxh bị mất
KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:
[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng – Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.
[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.
[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0967 370 488 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: info.luat3s@gmail.com
[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:
Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …
Tham khảo thêm: Hồ sơ cấp lại sổ bhxh bị mất
Tham khảo thêm: Hồ sơ cấp lại sổ bhxh bị mất