logo-dich-vu-luattq

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy tư vấn giúp tôi: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao (Nguyên nhân) có hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ?

Cảm ơn!

Xem thêm: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

Trả lời:

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

1. Quyền sở hữu trí tuệ

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Cụ thể tại khoản 1 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

>&gt Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng…”

Theo đó:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đọc thêm: Sở hữu trí tuệ bao gồm những nhóm

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

>&gt Xem thêm: Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay ?

“Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” là một trong những hành vi đang ngày càng tăng và phổ biến hiện nay. Các hành vi này đang được thực hiện bởi những phương thức phức tạp và thủ đoạn tinh vi, khiến cho việc xử lý cũng như việc bảo vệ lợi ích của người sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng. Có thể là nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan.

Các mục dưới đây chúng sẽ phân tích rõ hơn về những nguyên nhân gây ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này.

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

3. Lợi nhuận cao và các mặt hàng sở hữu trí tuệ đa dạng

Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, về các mặt hàng: Trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế nói riêng và hội nhập thế giới nói chung, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối.

Vì vậy, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

4. Nguyên nhân chủ quan từ chủ sở hữu trí tuệ

>&gt Xem thêm: Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả ? Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả ?

Bên canh nguyên nhân khách quan tác động, phần lớn chúng ta phải nói đến các chủ sở hữu trí tuệ – họ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của bản thân, họ chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế.

Cụ thể là hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ, coi vấn đề sở hữu trí tuệ là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có những sản phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, coi như “chấp nhận sống chung với hàng giả”.

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

5. Nguyên nhân từ lập pháp, quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, thống nhất

Hiện nay, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ có thể nói là còn chưa tập trung, các quy định còn rải rác trong quá nhiều văn bản pháp luật, cụ thể như: trước đây là Hiến pháp của năm 1992, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2008), Bộ luật Hình sự của năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000), Pháp lệnh Giống cây trồng (năm 2004), Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2003), Bộ luật tố tụng dân sự (năm 2004) được sửa đổi, bổ sung 2011, Luật Hải quan (năm 2002)… và trong nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh nêu trên.

Trong khi đó, những quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Chế tài về hình sự chỉ được áp dụng với cá nhân, trong khi nhóm tội về sở hữu trí tuệ chủ yếu là do tổ chức thực hiện, vì vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân được. Các quy định về yếu tố cấu thành của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội xâm phạm quyền tác giả, tội sản xuất, buôn bán hàng giả chưa cập nhật được những nội dung mới trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, chưa phù hợp với yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, như Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Với một nguyên nhân thêm ở trên thực tế, các tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan (UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo thông lệ ở các nước trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại tòa án lại không quá 10 trường hợp. Chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính…

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>&gt Xem thêm: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự ?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).

Tìm hiểu thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !