logo-dich-vu-luattq

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ

Một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty đó là vốn điều lệ. Có rất nhiều start up khi muốn thành lập công ty để kinh doanh có thắc mắc như “Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?”, “Thành lập công ty có cần theo mức vốn tối thiểu hoặc tối đa không?”… Trong bài viết này, Công ty luật Việt An xin tư vấn về mức vốn điều lệ phù hợp khi thành lập công ty hiện nay.

Vốn điều lệ là gì?

Xem thêm: Vốn thành lập doanh nghiệp

Trước tiên ta hiểu vốn điều lệ là gì? Nhiều người hiểu vốn điều lệ chỉ là vốn ban đầu khi công ty đăng ký thành lập. Đây là một cách hiểu sai lầm. Vốn điều lệ là vốn của công ty từ thời điểm đăng ký thành lập và xuyên xuốt thời gian công ty hoạt động.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Dự án ký kết với đối tác…

Đọc thêm: Danh sách các ngành nghề đăng ký kinh doanh

Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lưu ý:

  • Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã đăng ký hoặc đã góp (trừ chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn).
  • Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:
  • Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
  • Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm

Tuy nhiên, công ty cần lưu ý đối với nhưng công ty thành lập để kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Cụ thể:

Vốn pháp định để thành lập công ty

Đây là số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu vốn pháp định của công ty là 20 tỷ đồng (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP). Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa.

Tham khảo thêm: Cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty

Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì cong ty pahir chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh tổ chức tín dụng tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP thì mức ký quỹ của ngân hàng thương mại cổ phần là 1000 tỷ đồng.

Hình thức góp vốn

Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.

  • Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại các nhân hàng thương mại).
  • Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật. Công ty luật Việt An đã có hướng dẫn về thủ tục này, Qúy khách hàng quan tâm xin vui lòng xem bài viết tại Website của công ty.

Lưu ý: Doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi nào về vốn điều lệ trong quá trình hoạt động như tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, Công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Công ty luật Việt An tư vấn mức vốn pháp định phù hợp với công ty cụ thể. Qúy khách hàng quan tâm xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo thêm: Làm giấy phép kinh doanh gas hết bao nhiêu tiền? (2022)

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !