logo-dich-vu-luattq

Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Các hình thức đăng ký kinh doanh hiện nay đang được khá nhiều người lựa chọn. Cũng tương tự như thành lập hộ kinh doanh, khi thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, các cá nhân cũng cần có kê khai thông tin vào đơn đăng ký kinh doanh. Tại bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn viết đơn đăng ký kinh doanh. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Xem thêm: Viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Xin giấy phép kinh doanh trong bao lâu?

– Nếu bạn muốn đăng ký giấy phép thành lập công ty thì cần đăng ký giấy phép kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi bạn muốn đặt trụ sở doanh nghiệp. Thời gian đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 3 ngày làm việc;

Ví dụ: Nếu bạn muốn làm thủ tục đăng ký kinh doanh mở công ty tại Tỉnh Bình Dương, thì bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương. Nơi cấp giấy phép kinh doanh là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương.- Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký xin giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ. Thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là 4 ngày làm việc.

Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp chính xác
Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp chính xác

Ví dụ: Nếu bạn muốn xin giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quận 8 TP.HCM, thì cần đăng ký kinh doanh ở đâu? => Câu trả lời là bạn cần nộp hồ sơ làm giấy phép kinh doanh tại Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân Quận 8 TPHCM.

Thủ tục làm giấy phép đăng ký kinh doanh.

Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

Bước 1: Chủ hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:

– Hộ khẩu sao y công chứng;

– CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng;

– Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng (nếu là địa điểm thuê); Giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu);

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể ghi đầy đủ thông tin sau;

+ Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;

+ Ngành, nghề dự tính đăng ký kinh doanh;

+ Số vốn đăng ký kinh doanh cụ thể là bao nhiêu;

+ Số lao động sử dụng cho hộ kinh doanh;

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn đề nghị đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và sau thời hạn từ 3-5 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã nộp đầy đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh.

+ Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;

+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ hộ kinh doanh được biết và tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Ưu điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Không phải kê khai thuế hàng tháng, áp dụng chế độ thuế khoán và hóa đơn trực tiếp nên sổ sách, hồ sơ kế toán đơn giản cho chủ hộ kinh doanh;
  • Quy mô nhỏ phù hợp với hộ gia đình kinh doanh hoặc cá nhân bắt đầu kinh doanh, đặc biệt thực hiện cung cấp hàng hóa tiêu dùng trực tiếp cho cá nhân là chính như buôn bán quần áo, dịch vụ nhà hàng, ăn uống, thiết kế thời trang, buôn bán hàng tiêu dùng cá nhân, tạp hóa. Do đó, đối tác khách hàng chủ yếu là cá nhân không phải là doanh nghiệp;
  • Kinh đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể có thể được chuyển đổi sang đăng ký thành lập doanh nghiệp: công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
  • Quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh đơn giản.

Nhược điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Vì là thuế trực tiếp nên khi đối tác, bạn hàng mua bán hàng hóa của hộ cá thể là doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) nên nhiều doanh nghiệp sẽ không thích mua bán hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh cá thể;
  • Hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật là hình thức kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của mình tức là phải chịu trách nhiệm về tài sản dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Có thể nói đây là hạn chế rất lớn của hộ kinh doanh cá thể so với công ty TNHH và Công ty cổ phần, ở các loại hình doanh nghiệp này người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh.

Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty:

– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.

– Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (như hướng dẫn ở trên).

– Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác).

– Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

– Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

– Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng.

– Bước 9: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.

– Bước 10: Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng, quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.

Viết đơn đăng ký kinh doanh như sau

Hướng dẫn viết mẫu đơn đăng ký kinh doanh.

Đọc thêm: Thành lập công ty cần những gì

Trường hợp Tòa Án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định kê khai thông tin vào phần này.

Trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty sau chuyển đổi kê khai thông tin vào phần này.

Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp chính xác
Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Trường hợp đăng ký thành lập công ty cổ phần trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh/cơ sở bảo trợ xã, hội/quỹ xã hội/quỹ từ thiện qua mạng thông tin điện tử thì người nộp hồ sơ scan Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký thành lập (đối với cơ sở bảo trợ xã hội)/Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ xã hội/quỹ từ thiện) trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và nộp trực tiếp bản chính Giấy này tới Phòng Đăng ký kinh doanh để dược cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Kê khai trong trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp dẫn đến thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Ghi thông tin của tất cả người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau ngày bắt đầu hoạt động đã kê khai thì ngày bắt đầu hoạt động là ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp niên độ kế toán theo năm dương lịch thì ghi từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

– Trường hợp niên độ kế toán theo năm tài chính khác năm dương lịch thì ghi ngày, tháng bắt đầu niên độ kế toán là ngày đầu tiên của quý; ngày, tháng kết thúc niên độ kế toán là ngày cuối cùng của quý.

Chỉ kê khai trong trường hợp thành lập mới. Doanh nghiệp căn cứ vào quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và dự kiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định 01 trong 04 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tại chỉ tiêu này.

Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn điện tử, mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Không kê khai trong trường hợp thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Không kê khai trong trường hợp thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Không kê khai trong trường hợp thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này.

– Trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty sau chuyển đổi ký trực tiếp vào phần này.

– Trường hợp Tòa Án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Hướng dẫn cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể online
  • Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh
  • Quy định mới về thuế cho thuê nhà

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !