Trước khi tìm hiểu vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội thì cần phải hiểu được khái niệm và các đặc điểm cơ bản của pháp luật.
1. Pháp luật là gì?
Xem thêm: Vai trò pháp luật
Mọi công dân Việt Nam đều phải có ý thức và nghĩa vụ tuân thủ, đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định. Vậy pháp luật là gì? Tại sao phải tuân thủ theo quy định của pháp luật là câu hỏi không ít người thắc mắc? Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điểu chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Như vậy, từ khái niệm nêu trên có thể xác định, thông qua nhà nước pháp luật được hình thành thông qua các con đường đó là: Nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội, các quy tắc này phù hợp với ý chí của Nhà nước được Nhà nước nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự như nhau và nâng chúng lên thành quy tắc xử sự chung; Nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới. Từ đó, có thể thấy con đường hình thành pháp luật rất đa dạng nhưng rất khách quan, phù hợp với quá trình phát triển của xã hội.
Ngoải ra, pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:
– Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, pháp luật mang tính chất bắt buộc mọi công dân phải tuân theo;
– Pháp luật có tính hệ thống;
– Pháp luật có tính quy phạm phổ biến;
Đọc thêm: Luật là gì ? Mục đích và nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật ?
– Pháp luật có tính xác định về hình thức.
2. Pháp luật có vai trò gì?
Với tính quyền lực của mình, pháp luật có những vai trò vô cùng quan trọng đến sự phá triển của xã hội. Nói đến vai trò của pháp luật, có thể kể đến vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và vai trò của pháp luật đối với xã hội.
2.1. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước
Nhìn chung, pháp luật có các vai trò đối với Nhà nước như sau:
– Thứ nhất, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước. Sở dĩ pháp luật có vai trò như vậy bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, mà pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó. Một chính quyền có hệ thống pháp luật vững chắc thì mới đảm bảo sự tồn tại lâu dài.
– Thứ hai, pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước. Thực tế hiện nay đã chứng minh có rất nhiều trường hợp “tham nhũng, lạm quyền, độc tài, chuyên chế” trong cơ quan nhà nước. Từ đó mới thấy được vai trò quan trọng của pháp luật, khi đó pháp luật được coi là công cụ quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người, đảm bảo tự do cá nhân, kiểm soát quyền lực nhà nước. Và vấn đề này được thể hiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm…
– Thứ ba, pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Với những đặc điểm của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế… pháp luật có khả năng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật. Từ đó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… của đất nước.
Tìm hiểu thêm: Debate: Marriage Law
– Thứ tư, ngoài ba vai trò nổi bật nêu trên pháp luật còn có vai trò là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế theo đúng quy định. Nhờ có pháp luật mà bộ máy nhà nước được vận hành một cách khoa học, đồng bộ, nhịp ngàng, tránh chồng chéo…
2.2. Vai trò của pháp luật với xã hội
Bên cạnh các vai trò quan trọng với Nhà nước, pháp luật còn có vai trò quan trọng với xã hội, cụ thể vai trò của pháp luật với xã hội được thể hiện như sau:
– Đầu tiên, pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Trong xã hội, việc phát sinh các mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, khi các mâu thuẫn phát sinh, cần phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mẫu thuẫn của mình. Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.
– Tiếp đến, pháp luật có vai trò đảm bảo an toàn cho xã hội. Pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung và mọi người bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện và các chế tài xử lý khi thực hiện các hành vi vi phạm, từ đó thiết lập ra các cơ chế bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
– Ngoài ra, pháp luật còn điều tiết và định hướng cho sự phát triển của xã hội. Pháp luật có các quy định bắt buộc mọi người phải thực hiện theo, từ các quy định pháp luật các chủ thể có thể xác định hành vi nào đúng, hành vi nào không đúng với pháp luật để từ đó có cách xử sự cho phù hợp. Pháp luật cũng góp phần loại bỏ những quan hệ xấu còn những quan hệ phù hợp với sự phát triển xã hội thì được pháp luật bảo vệ, phát triển.
– Cuối cùng, pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.
Như vậy, có thể thấy pháp luật có vai trò quan trọng với sự phát triển của đất nước, xã hội. Là một công dân việt nam, mỗi người cần đảm bảo bản thân luôn luôn chấp hành và tuân thủ theo các quy định pháp luật, từ đó góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước.
Đọc thêm: Luật lệ giao thông là gì