logo-dich-vu-luattq

Trợ cấp nuôi con sau ly hôn

Trả lời:

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Xem thêm: Trợ cấp nuôi con sau ly hôn

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Và Điều 88 và Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Tìm hiểu thêm: Ly hôn và quyền nuôi con

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn xin ly hôn với vợ của bạn và đồng thời yêu cầu Tòa án xác minh đây không phải là con mình.

Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

Đọc thêm: Ly hôn sau bao lâu thì có trích lục?

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu).

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú) hoặc làm việc của vợ bạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp này thì mọi giấy tờ kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của các con đều do vợ của bạn nắm giữ do đó bạn có thể làm như sau:

+ Về hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

+ Về Giấy đăng ký kết hôn: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp Trích lục bản sao.

+ Về khai sinh: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp Trích lục bản sao.

Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể nói rõ về chuyện vợ bạn cầm hết giấy tờ và bạn muốn ly hôn nhưng vợ bạn không đồng ý cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ bạn. Khi nộp đơn cho tòa án, nếu vẫn thiếu giấy tờ nào đó theo yêu cầu của tòa án mà bạn không thể bổ sung được thì bạn cứ xin tòa nhận đơn, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu vợ bạn bổ sung sau.

– Còn về cấp dưỡng khi đã xác định được không phải con ruột của bạn thì căn cứ vào khoản 2 của Điều 88 và khoản 2 Điều 89 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bạn không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp bạn đồng ý cấp dưỡng nuôi dưỡng con.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn ?

Tìm hiểu thêm: Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !