Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Theo đó, cấp xét xử đầu tiên khi tiến hành giải quyết một vụ án chính là cấp xét xử sơ thẩm. Vậy, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì? trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được tiến hành như thế nào? Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về quy trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì đừng bỏ lỡ bài viết chúng tôi cung cấp dưới đây.
Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xem thêm: Trình tự xét xử vụ án hình sự
Nội dung chính
1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Sơ thẩm tố tụng hình sự được xác định là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, Loại tài liệu chứng cứ của vụ án do cơ quan điều tra truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên tòa hình sự, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau được tranh luận chất và những điều mà tại cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo hoặc các bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai tòa án ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội nếu bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội thì đó là tội gì được quy định tại điều khoản nào của bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, ngoài việc ra bản án Tòa án còn có các quyền ra các quyết định cần thiết nhằm giải quyết vụ án như quyết định đình chỉ vụ án quyết định tạm đình chỉ vụ án… Bản án, quyết định Sơ Thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị trong thời hạn luật định thì có hiệu lực pháp luật nhưng nếu bị kháng cáo kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm.
2. Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì việc Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần phải được tiến hành theo quy trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Bước 1: Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án:
- Tòa án kiểm tra và xử lý bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo do viện kiểm sát giao và nếu đầy đủ thì tiến hành thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
- Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Tham khảo thêm: Cảnh sát hình sự phá án
Bước 2: Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
- Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
- Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 3: Thực hiện thủ tục bắt đầu phiên tòa
- Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
- Khai mạc phiên tòa
- Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
- Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản
- Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng
- Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
Bước 4: Tiến hành thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
- Công bố bản cáo trạng
- Tiến hành xét hỏi và kết thúc việc xét hỏi
- Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa; Kiểm sát viên tiến hành luận tội
- Tiến hành tranh luận tại phiên tòa
- Tiếp tục xét hỏi
- Bị cáo nói lời sau cùng
Bước 5: Nghị án và tuyên án
- Nghị án: Sau khi kết thúc tranh luận, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận về quyết định bản án, tiến hành xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến luận tội của viện kiểm sát, lời bào chữa, ý kiến của bị cáo, người có lợi ích cần được giải quyết trong vụ án. Thành viên hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết các vấn đề của vụ án theo đa số.
- Tuyên án: Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
- Trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án.
3. Một số câu hỏi thường gặp về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo hoặc các bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp huyện như thế nào?
Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
- Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh
- Các tội quy định tại điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của BLHS
- Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm mấy giai đoạn?
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn như thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, giải quyết yêu cầu trước khi xét xử sơ thẩm, tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án, nghị án và tuyên án
Chi phí khi sử dụng dịch vụ pháp lý khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của công ty Luật ACC?
Tham khảo thêm: đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự
Công ty ACC cung cấp dịch vụ pháp lý khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng, chính xác nhất và tiết kiệm thời gian công sức nhất.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, quy trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
– Tư vấn pháp lý: 1900.3330
– Zalo: 0967 370 488
– Văn phòng: (028) 777.00.888
– Mail: info@accgroup.vn
Tham khảo thêm: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
✅ Thủ tục: ⭕ Xét xử sơ thẩm ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Zalo: ⭕ 0967 370 488 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330