logo-dich-vu-luattq

Trình tự giao kết hợp đồng

TRÌNH TỰ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Để tạo lập một hợp đồng, các bên tham gia phải tiến hành quá trình giao kết hợp đồng. Thông qua quá trình giao kết thì hợp đồng sẽ được xác lập và phát sinh hiệu lực đối với các bên.

I. Giao kết hợp đồng là gì?

  • Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua quá trình bàn bạc, trao đổi, thương lượng.

    Xem thêm: Trình tự giao kết hợp đồng

  • Giao kết hợp đồng thực chất là quá trình thỏa thuận, thương lượng theo đó các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định.

II. Trình tự giao kết hợp đồng

Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình thoả thuận giữa các bên. Trong quá trình này các bên sẽ bàn bạc, trao đổi, thương lượng với nhau để đi kết ký kết hợp đồng. Quá trình này gồm hai bước sau đây:

1. Đề nghị giao kết hợp đồng

  • Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên được đề nghị (bên được đề nghị gồm bên đã được xác định trong đề nghị hoặc là công chúng.

  • Một vài lưu ý:

    • Thứ nhất, trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời đề nghị đó, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thức ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (khoản 2 Điều 386 BLDS 2015).

    • Thứ hai, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau (Điều 388 BLDS 2015):

      • Do bên đề nghị ấn định, với quy định này thì bên đưa ra đề nghị được quyền chủ động ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng.

      • Nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp pháp luật có liên quan có quy định khác.

      • * Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

        • Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân.

        • Lưu ý: Khi chúng ta chuyển đề nghị giao kết hợp đồng đến nơi cư trú của cá nhân thì người nhận phải là người được đề nghị đó, hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con trên mười tám tuổi của người được đề nghị. Cho nên nếu chúng ta gửi đến nơi cư trú của người được đề nghị nhưng chúng ta lại giao đề nghị cho người hàng xóm của người được đề nghị thì sẽ không được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng. Đối với pháp nhân cũng tương tự vậy, chúng ta cũng phải gửi đến cho người đại diện có thẩm quyền của pháp nhân trong việc nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Ví dụ: Giám đốc công ty, thứ ký giám đốc, văn thư.

        • Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

        • Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

    • Thứ ba, thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây (Điều 389 BLDS 2015):

      • Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

      • Tham khảo thêm: Hợp đồng lao động với người cao tuổi

        Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

      • * Lưu ý: Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

    • Thứ tư, huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS 2015):

      • Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

    • Thứ năm, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391 BLDS 2015):

      • Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

        1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

        2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;

        3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

        4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

        5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

        6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

    • Thứ sáu, trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 395 BLDS 2015).

      • Trường hợp khi bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.

2. Chấp nhận đề nghi giao kết hợp đồng

  • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

  • Một vài lưu ý:

    • Thứ nhất, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

    • Thứ hai, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 394 BLDS 2015):

      • Tìm hiểu thêm: Hợp đồng liên doanh là gì ? Mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất

        Trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

      • Trong trường hợp bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

    • * Lưu ý:

      • Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

      • Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

      • Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 392 BLDS 2015).

      • Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị.

      • Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 397 BLDS 2015):

      • Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

III. Các quy định khác liên quan đến giao kết hợp đồng

1. Địa điểm giao kết hợp đồng (Điều 399 BLDS 2015)

  • Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

2. Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 400 BLDS 2015)

  • Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

  • Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

3. Hiệu lực của hợp đồng (Điều 401 BLDS 2015)

  • Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    Đọc thêm: Mẫu biên bản, văn bản thoả thuận, hợp đồng thoả thuận mới nhất năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !