logo-dich-vu-luattq

Trình tự giải quyết vụ án hình sự

Quy trình giải quyết vụ hình sự quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án, thi hành án hình sự.

» Quy trình giải quyết vụ án hình sự của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Xem thêm: Trình tự giải quyết vụ án hình sự

Sơ đồ quy trình giải quyết vụ án hình sự

  • Bước 1: Khởi tố vụ án hình sự
  • Bước 2: Điều tra vụ án hình sự
  • Bước 3: Truy tố vụ án hình sự
  • Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
  • Bước 5: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
  • Bước 6: Thi hành bản án và quyết định của Tòa án
  • Bước 7: Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Quy trinh vu an dac biet nghiem trong Sơ đồ quy trình giải quyết vụ án hình sự
Quy trình vụ án đặc biệt nghiêm trọng
Quy trình vụ án tử hình Sơ đồ quy trình giải quyết vụ án hình sự
Quy trình vụ án tử hình

Quy trình giải quyết vụ án hình sự có 4 giai đoạn cơ bản:

1. Giai đoạn 1: Khởi tố vụ án hình sự

– Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan điều tra – Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:

“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Tìm hiểu thêm: Ví dụ vi phạm hình sự

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.”

Nếu có các căn cứ trên và nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đề nghị truy tố.

Trường hợp cơ quan điều tra chỉ được khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại như sau:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.“

2. Giai đoạn 2: Truy tố

“Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố

Đọc thêm: Mẫu đơn kháng cáo hình sự của người bị hại

1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.“…

Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

3. Giai đoạn 3: Xét xử Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân (theo quy định tại các Điều 268, Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự). Việc xét xử vụ án hình sự sẽ được tiến hành một cách công khai qua 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm Tuyên án bằng Bản án.

4. Giai đoạn 4: Thi hành án hình sự Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan thi hành án Điều 255 Những bản án và quyết định được thi hành

Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

» Tư vấn luật hình sự

Đọc thêm: Trộm bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !