logo-dich-vu-luattq

Ví dụ vi phạm hình sự

Tội phạm là gì?

Khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo đó: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…

Xem thêm: Ví dụ vi phạm hình sự

Những nội dung liên quan:

  • Khái niệm và các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm
  • Phân tích các loại khách thể của tội phạm
  • Phân tích chủ thể của tội phạm theo theo bộ luật hình sự 2015?
  • Các dạng cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự

Xem thêm: Ví dụ vi phạm hình sự

… xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Các loại tội phạm trong bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định bốn loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9, bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

Tham khảo thêm: 10 bộ phim hình sự Việt Nam đầy kịch tính với những màn đấu trí cân não

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ về các loại tội phạm trong bộ luật hình sự

Trộm cắp tài sản

Ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng

Đây là một loại tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội. Ví dụ như:

  • Tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS;
  • Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng quy định tại khoản 1 Điều 233 BLHS;
  • Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến ba năm tù.

Ví dụ về tội phạm nghiêm trọng

Buôn lậu thuốc lá

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội. Ví dụ như:

  • Tội cố ý truyền HIV cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 149 BLHS;
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 169 BLHS…
  • Tội buôn lậu quy định tại khoản 2 Điều 188 BLHS…

Tìm hiểu thêm: Thời gian thụ lý vụ án hình sự

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến bảy năm tù.

Ví dụ về tội phạm rất nghiêm trọng

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội. Ví dụ như:

Hiếp dâm

  • Tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS;
  • Tội cướp tài sản quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS,
  • Tội hiếp dâm quy định tại khoản 2 Điều 141 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến mười lăm năm tù.

Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Ví dụ như:

Giết người

  • Tội giết người tại khoản 1 Điều 123 BLHS;
  • Tội cướp tài sản quy định tại khoản 4 Điều 168 BLHS;
  • Tội hiếp dâm quy định tại khoản 3 Điều 141 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

>>> Xem thêm: Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?

Tất cả công dân Việt Nam đều sẽ phải tuân theo bộ luật hình sự và nhiều bộ luật khác nhằm đảm bảo an toàn trật tự của xã hội. Như vậy thì đất nước mới phồn vinh, toàn dân cùng phát triển.

Đọc thêm: Xóa án tích trong luật hình sự 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !