1. Luật sư tư vấn Luật Hình sự
Giấy triệu tập là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể.
Xem thêm: Triệu tập là gì
Trong trường hợp người bị triệu tập không có mặt tại cơ quan Nhà nước theo thời gian, địa điểm ghi nhận trên giấy triệu tập thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải…
Vì vậy, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng hình sự (cụ thể là giấy triệu tập), bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tham khảo thêm: Phát hành trái phiếu là gì ? Đặc điểm, phân loại và thủ tục phát hành trái phiếu
2. Tư vấn trường hợp khi nào nhận được giấy triệu tập từ phía cơ quan công an?
Nội dung hỏi tư vấn: Tôi có nhận đc giấy triệu tập của cơ quan an ninh điều tra của công an thành phố. Họ yêu cầu tôi phải đến cơ quan an ninh công an thành phố để làm việc. Nhưng tại thời điểm đó tôi ko có mặt ở nơi ở. Tôi có gọi điện hỏi nhưng bên điều tra viên làm việc ko trả lời mời triệu tập tôi làm gì. Tính từ ngày hẹn trên giấy triệu tập đến nay cũng đc chục ngày , tôi cũng vừa về nơi cư trú nhưng ko thấy bên công an gửi giấy. Tôi muốn hỏi trong các trường hợp nào tôi bị gọi triệu tập. Tôi có thể yêu cầu đc biết việc mình đc triệu tập không? ( 2 năm gần đây tôi ko ở nơi cư trú nhiều do tính chất cv) và nếu tôi ko thấy gửi giấy triệu tập nữa tôi có phải đến cơ quan an ninh điều tra để làm việc nữa không? Mong bên phòng luật sư tư vấn giúp tôi.
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:
Hiện tại, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định chi tiết về giấy triệu tập là gì nhưng theo cách hiểu chung thì giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan công an, cảnh sát điều tra, tòa án. Những người có tên trong giấy triệu tập hoặc bị triệu tập là những người có liên quan hoặc bắt buộc phải tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, khi xem xét về nội dung triệu tập thì phía cơ quan điều tra cần phải căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
Tham khảo thêm: Hiến pháp là gì ? Các đặc trưng cơ bản của hiến pháp ?
a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;…”
Đối chiếu với quy định nêu trên thì Điều tra viên chỉ có quyền triệu tập khi bạn là bị can, người làm chứng,…. ; tức bạn thuộc một trong các đối tượng có liên quan đến vụ án và nếu như bạn không nhận được những quyết định triệu tập hợp lệ thì bạn cũng không có nghĩa vụ phải chấp hành bởi hiện tại bạn vẫn chưa nhận được quyết định triệu tập hợp lệ. Bên cạnh đó, nếu như không nhận được quyết định triệu tập hợp lệ thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra trả lời về nội dung triệu tập và tại thời điểm này bạn không nhận được quyết định triệu tập nữa thì bạn cũng sẽ không có nghĩa vụ phải tới cơ quan công an để làm việc.
Trân trọng Chuyên viên Phương Lan – Công ty Luật Minh Gia
Đọc thêm: Quyết định 1 500 là gì