logo-dich-vu-luattq

Trái phiếu niêm yết là gì

1. Trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận Người sở hữu trái phiếu đang cho Doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay.

Khi một doanh nghiệp cần huy động vốn để sản xuất kinh doanh, họ có thể lựa chọn : • Tăng vốn chủ sở hữu : Bằng cách phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông mới • Vay nợ : Doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức chính là (1) vay ngân hàng ngắn/ dài hạn hoặc (2) phát hành Trái phiếu khi muốn vay dài hạn từ 1 năm trở lên

Xem thêm: Trái phiếu niêm yết là gì

Khi bạn mua trái phiếu do một doanh nghiệp phát hành, lúc này bạn là chủ nợ của doanh nghiệp đó.

2. Tổ Chức Phát Hành

Tổ Chức Phát Hành là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Không phải mọi doanh nghiệp đều được phép phát hành trái phiếu, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể tại luật chứng khoán và nghị định, thông tư liên quan.Doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần hoặc TNHH, hoạt động tối thiểu 1 năm và báo cáo tài chính phải được kiểm toán.

3. Nhà Đầu Tư

Nhà đầu tư mua trái phiếu (hay còn gọi là Trái chủ/ Người sở hữu trái phiếu) có thể là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Nhà đầu tư mua trái phiếu cần tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu và tự chịu trách nhiệm quyết định đầu tư về mình.

4. Lãi suất trái phiếu

Lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) là lãi suất của tổ chức phát hành cam kết trả cho nhà đầu tư. Lãi suất trái phiếu có thể là cố định hoặc thả nổi, được trả định kỳ theo quy định chi tiết trong bản cáo bạch của trái phiếu.

5. Kỳ thanh toán lãi

Tiền lãi trái phiếu có thể được thanh toán theo theo định kỳ, có thể là 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 1 năm/ lần hoặc một kỳ hạn khác tùy điều khoản điều kiện của từng trái phiếu. Nhà đầu tư có thể tìm thấy thông tin quy định về kỳ thanh toán lãi trái phiếu trong bản cáo bạch.

6. Kỳ thanh toán gốc

Thông thường gốc trái phiếu được thanh toán một lần vào ngày đáo hạn của trái phiếu. Đối với một số trái phiếu, gốc cũng có thể được thanh toán làm nhiều lần . Nhà đầu tư có thể tìm thấy thông tin quy định về thanh toán gốc trái phiếu trong bản cáo bạch.

7. Mục đích phát hành

Theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP, 3 mục đích phát hành trái phiếu hợp pháp gồm (1) thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, (2) để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc (3) để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp.

8. Trái phiếu OTC

Trái phiếu OTC là việc gọi tắt các trái phiếu được giao dịch trên thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung. Việc giao dịch trái phiếu sẽ được tiến hành dựa trên thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”.

9. Trái phiếu niêm yết

Tìm hiểu thêm: CLN là đất gì? Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở mới nhất

Trái phiếu niêm yết là các trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung (HSX hoặc HNX). Các giao dịch trái phiếu sẽ tuân theo quy định của Sở GDCK niêm yết.

10. Chào bán trái phiếu ra công chúng

Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

  1. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet, hoặc
  2. chào bán chứng khoán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp
  3. Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác địnhViệc chào bán phải được Ủy ban chứng khoán cấp giấy phép.

11. Chào bán trái phiếu riêng lẻ

Chào bán trái phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp) và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, internet và hạn chế chuyển nhượng trong phạm vi không quá 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp) trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.

12. Đại diện người sở hữu trái phiếu

Là tổ chức chuyên nghiệp được Nhà đầu tư (Người sở hữu trái phiếu) chỉ định để thay mặt Nhà đầu tư bảo đảm Tổ Chức Phát Hành thực hiện và tuân thủ đầy đủ các cam kết theo các Hồ Sơ Trái Phiếu nhằm đảm bảo các quyền lợi của Người sở hữu trái phiếu.

13. Đại lý đăng ký lưu ký và chuyển nhượng

Là tổ chức chuyên nghiệp được Tổ Chức Phát Hành chỉ định để chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký lưu ký trái phiếu và xác nhận chuyển nhượng trái phiếu trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng.

14. Đại lý quản lý tài sản bảo đảm

Là tổ chức chuyên nghiệp được Nhà đầu tư chỉ định, Chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý lý tài sản bảo đảm (nếu có) theo đúng với các quy định tại Hợp đồng quản lý tài sản bảo đảm và Hồ Sơ Trái Phiếu.

15. Tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Đối với trái phiếu, tài sản bảo đảm có thể là bất động sản, động sản, quyền tài sản hoặc cổ phần của Tổ Chức Phát Hành hoặc Bên thứ ba.

16. Hồ sơ Trái Phiếu

Văn kiện trái phiếu là bộ tài liệu phát hành trái phiếu thông thường bao gồm có : • Bản cáo bạch • Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, • Hợp đồng đại lý đăng ký lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu (trong trường hợp trái phiếu chưa niêm yết) • Hợp đồng quản lý tài sản bảo đảm/ cầm cố thế chấp (trong trường hợp trái phiếu có tài sản bảo đảm)

17. Bản cáo bạch (OC)

Bản cáo bạch (hay còn gọi là OC – Offering Circular) là một tài liệu bắt buộc phải có trong các văn kiện phát hành trái phiếu. Bản cáo bạch có mục đích cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ các thông tin về nhận biết rủi ro, các điều khoản điều kiện của trái phiếu, mục đích sử dụng vốn và nguồn trả nợ, các thông tin về hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo và tình hình tài chính của tổ chức phát hành. Nhà đầu tư cần đọc kỹ bản cáo bạch trước khi quyết định đầu tư trái phiếu.

18. Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu

Quy định chi tiết các quyền lợi và nghĩa vụ của Đại diện người sở hữu trái phiếu đối với Tổ Chức Phát Hành và Người Sở Hữu Trái phiếu.

19. Hợp đồng đại lý đăng ký, lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu

Tham khảo thêm: Mạng viễn thông là gì? Dịch vụ viễn thông là gì?

Quy định chi tiết các thủ tục chuyển nhượng trái phiếu và các quyền lợi và nghĩa vụ của Đại lý đăng ký, lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu đối với Người sở hữu trái phiếu.

20. Hợp đồng quản lý tài sản bảo đảm

Quy định chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ đối với việc quản lý tài sản bảo đảm của Đại lý Quản lý tài sản bảo đảm .

21. Hợp đồng đặt mua/ mua bán

Quy định chi tiết các thỏa thuận giữa bên mua và bên bán trái phiếu.

22. Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu và Sổ đăng ký trái chủ

• Trong trường hợp trái phiếu chưa niêm yêt, Đại lý đăng ký, lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu phát hành Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu và xác nhận trích lục Sổ đăng ký trái chủ (nếu Nhà đầu tư có yêu cầu). • Trong trường hợp trái phiếu niêm yết, Trung tâm lưu ký chứng khoán quản lý danh sách trái chủ. HSC có thể xác nhận việc sở hữu trái phiếu đối với các trái phiếu nằm trên tài khoản tại HSC.

23. Nhận biết rủi ro

Nhà đầu tư cần xem xét toàn bộ Bản công bố thông tin do Tổ Chức Phát Hành công bố, và đặc biệt là phần có tiêu đề “Các Yếu Tố Rủi Ro” hoặc phần có nội dung tương tự trong bản công bố thông tin do Tổ Chức Phát Hành công bố để hiểu rõ toàn bộ các rủi ro liên quan đến đợt phát hành trái phiếu. Thông thường, các rủi ro chính gặp phải khi đầu tư trái phiếu bao gồm : rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

24. Rủi ro tín dụng

Tổ Chức Phát Hành có nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, khả năng trả nợ phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh, dòng tiền hoạt động của Tổ Chức Phát Hành. Sẽ luôn tồn tại rủi ro Tổ Chức Phát Hành không có đủ nguồn tiền để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đúng hạn. Ngay cả khi trái phiếu có tài sản bảo đảm, vẫn sẽ có rủi ro tiền thu được từ việc xử lý tài sản đảm bảo đó cũng không đủ để thanh toán toàn bộ gốc, lãi trái phiếu. Khi đó, Nhà đầu tư có thể sẽ không thể thu hồi được toàn bộ khoản đầu tư của mình. Do vậy, lựa chọn tổ chức phát hành an toàn là điểm quan trọng nhất khi đầu tư trái phiếu.

25. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Nhà đầu tư không thể ngay lập tức bán được trái phiếu khi có nhu cầu tiền mặt, hoặc không bán được trái phiếu với mức giá như kỳ vọng, hoặc phải chi trả nhiều chi phí để bán được trái phiếu. Trái phiếu chất lượng cao thường sẽ có thanh khoản cao hơn các trái phiếu khác.

26. Rủi ro lãi suất

Nếu lãi suất trái phiếu tăng lên sau khi nhà đầu tư mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ chịu một khoản lỗ chi phí cơ hội (có thể đầu tư ở lãi suất cao hơn). Hầu hết các trái phiếu doanh nghiệp có cấu trúc thả nổi, khi mặt bằng lãi suất thị trường tăng thì lãi suất trái phiếu cũng tăng theo. Do vậy, rủi ro lãi suất sẽ được giảm thiểu.

27. Lãi suất tái đầu tư

Nhà đầu tư khi nhận được lãi trái phiếu theo định kỳ có thể tái đầu tư. Tùy vào loại tài sản khác nhau (tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu…) mà lãi suất tái đầu tư có thể khác nhau.

Tham khảo thêm: Tham nhũng là gì ? Quy định pháp luật về tham nhũng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !