logo-dich-vu-luattq

Thương lượng là gì ? Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng ?

Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức: thương lượng, hoà giải, toà án và trọng tài thương mại (Ngoài ra có thể đề cập đến Cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế: WTO, toà án đầu tư theo Công ước Washington). Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành. Các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗi phương thức có thể mang lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung tính chất của tranh chấp và thiện chí của các bên.

1. Khái niệm về thương lượng trong tranh chấp thương mại

Xem thêm: Thương lượng là gì

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được giới thương nhân lựa chọn mỗi khi có tranh chấp phát sinh, bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp, uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa và mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi thương lượng thành công.

Tìm hiểu thêm: Ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

2. Đặc điểm của thương lượng trong tranh chấp thương mại

– Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế giải quyết nội bộ (cơ chế tự giải quyết) thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. Điều kiện để thương lượng một tranh chấp thương mại, trước hết phải xem xét thỏa mãn: có tranh chấp thương mại xảy ra, các bên mong muốn loại bỏ mâu thuẫn, khắc phục tổn thất, tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác và các bên đều có tinh thần thiện chí, nhân nhượng, tôn trọng và giữ gìn uy tín cho nhau.

Đọc thêm: Ngoại hối là gì ? Hoạt động ngoại hối là gì ? Quy định pháp luật về ngoại hối

– Thứ hai, quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. Pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại (Điều 14 luật đầu tư năm 2014, luật đầu tư năm 2020, Điều 317 Luật Thương mại năm 2005) mà không có bất kì quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.

– Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự, thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không có sự tham gia hay can thiệp của bất kì cơ quan nhà nước nào. Việc thương lượng có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức như: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợp cả hai cách thức trên. Mỗi một cách thức thương lượng có tính ưu việt và hạn chế nhất định.

Vì vậy, khi tiến hành thương lượng giải quyết những mâu thuẫn trong hanh chấp các bên cần có quan điểm, thái độ, ý chí, thiện chí và ý thức để giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh tránh kéo dài hay bế tắc. Khi một hoặc các bên tranh chấp thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực đang tranh chấp, không nhận thức được vị thế của mình về khả năng thắng thua nếu phải theo đuổi vụ kiện tại cơ quan tài phán hoặc không có thái độ nỗ lực họp tác, thiếu sự thiện chí, trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, mục tiêu và kết quả thương lượng thường không đạt được. Bên cạnh đó, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng các thiết chế mang tính quyền lực nhà nước do đó có thể dẫn tới sự lạm dụng trong quá trình giải quyết bằng thương lượng.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)

Tham khảo thêm: Nợ là gì? Các hình thức nợ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !