logo-dich-vu-luattq

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.6162

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1. Cơ sở pháp lý tính thuế đất phi nông nghiệp

Cơ sở pháp lý quy định cách tính thuế đất phi nông nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

– Luật đất đai năm 2013

– Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010

– Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông

– Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

2. Đất phi nông nghiệp là gì ?

Nhóm đất phi nông nghiệp được Luật đất đai năm 2013 quy định gồm các loại đất sau:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;”

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

3. Diện tích đất tính thuế phi nông nghiệp

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng:

– Nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất tính thuế được xác định căn cứ vào diện tích đất có quyền sử dụng quy định trong Giấy chứng nhận.

– Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận, thì diện tích đất tính thuế chính là diện tích đất thực tế đang sử dụng.

– Nếu người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng nhiều thửa đất chịu thuế thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

– Trường hợp được Nhà nước gia đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế được xác định căn cứ vào quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung cho toàn khu công nghiệp.

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

4. Đơn giá đất theo mục đích sử dụng

Giá của 01m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành (01/01/2012). Theo đó, giá đất làm cơ sở tính thuế ở các địa phương khác nhau sẽ khác nhau, góp phần đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, của người nộp thuế giữa các vùng, giữa các đô thị, giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng, trung du và miền núi.

Đọc thêm: Thuế trước bạ xe máy 2022 có thay đổi gì không?

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang thành đất trong chu kỳ ổn định, thì giá của 01m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do UBND tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất hoặc thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian con lại của chu kỳ.

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5. Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ?

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, cụ thể:

Số thuế phải nộp bằng: Giá đất của 1 m2 đất x số mét vuông x thuế suất

Trong đó:

– Giá tính thuế /1m2 được xác định là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm.

– Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:

a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;

b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;

c) Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Thuế suất được xác định như sau:

Điều 7. Thuế suất

1. Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế

Diện tích đất tính thuế (m2)

Thuế suất (%)

1

Diện tích trong hạn mức

0,03

2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức

0,07

3

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức

0,15

2. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau:

Đọc thêm: Nộp thuế giá trị gia tăng

a) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế;

b) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.

3. Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.

4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.

5. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

6. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và áp dụng mức thuế suất 0,03%.

7. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm.

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

6. Thời hạn nộp thuế

Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời hạn nộp thuế như sau:

* Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

– Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.

Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là ngày 31/10.

– Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế.

– Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo.

Vậy căn cứ quy định nêu trên, đất ở của bạn thuộc diện phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, bạn có thể áp dụng cách tính thuế nêu trên để tính thuế cho mảnh đất của mình.

Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

7. Doanh nghiệp khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư thì có trách nhiệm tự tính, tự khai và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định.

Hàng năm, doanh nghiệp không phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp; cụ thể:

Trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế thì doanh nghiệp mới phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các sự việc trên;

Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế, bao gồm các giấy tờ sau:

1. Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế (Mẫu số 02/TK-SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);

2. Bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

3. Bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có);

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp; thì, doanh nghiệp cũng sử dụng Tờ khai theo Mẫu 02/TK-SDDPNN nêu trên để khai bổ sung.

Đồng thời, trong năm, nếu phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì doanh nghiệp nhanh chóng khai bổ sung với thành phần hồ sơ như trên;

Trường hợp đến sau ngày 31 tháng 03 của năm liền sau năm tính thuế, mới phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn; thì, doanh nghiệp vẫn được khai bổ sung trong năm đó, nhưng phải trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở – xem chi tiết tại công việc “Khai điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khai thuế nếu hồ sơ khai thuế có sai sót”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Tra mã số thuế cá nhân theo chứng minh thư

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !