logo-dich-vu-luattq

Thuế gián thu là gì? Có mấy loại thuế gián thu? Tính thuế gián thu như thế nào?

Hiện nay, thế giới có xu hướng coi trọng loại thuế gián thu vì nó đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí. Vậy thuế gián thu là gì? Có mấy loại thuế gián thu? Tính thuế gián thu như thế nào? Vì sao nó lại dễ quản lý?… Tất cả những vấn đề cơ bản liên quan đến thuế gián thu sẽ được công ty dịch vụ kế toán TinLaw giải đáp trong bài viết sau.

Thuế gián thu là gì?

Thuế gián thu trong tiếng Anh là Indirect tax, là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Thuế gián thu là gì

Các bạn có thể hình dung như sau: Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ sẽ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, người sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

Do vậy, tính gián thu của loại thuế gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường, nói cách khác do tính gián thu nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.

Thuế gián thu trong tiếng Anh là Indirect tax
Thuế gián thu trong tiếng Anh là Indirect tax

Các loại thuế gián thu

Hiện tại ở Việt Nam, thuế gián thu bao gồm các loại như:

  • Thuế doanh thu,
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt,
  • Thuế xuất khẩu,
  • Thuế nhập khẩu,
  • Thuế giá trị gia tăng,
  • Thuế môn bài…

>> Xem chi tiết: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt?

>> Xem chi tiết: Thuế môn bài là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế môn bài?

>> Xem chi tiết: Thuế GTGT là gì? Thuế suất thuế giá trị gia tăng?

Ví dụ thuế gián thu

  • Ví dụ 1: Khi mua hàng trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi… bạn sẽ nhận được hóa đơn, ở phần cuối hóa đơn lúc nào cũng có thông tin về thuế GTGT, tùy vào sản phẩm sẽ có mức đánh thuế khác nhau (0%, 5%, 10%). Đó chính là phần thuế gián thu mà bạn phải đóng khi mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Ví dụ 2: Công ty X nhập khẩu nước hoa Pháp về Việt Nam. Thuế nhập khẩu được trả bởi công ty X tại thời điểm nước hoa vào nước ta. Công ty X tiếp tục bán lại nước hoa cho người tiêu dùng, thì thuế gián thu được ẩn trong giá mà người tiêu dùng phải trả. Người tiêu dùng có thể không biết về điều này, nhưng dù sao họ cũng sẽ gián tiếp trả thuế nhập khẩu.Tại sao thuế gián thu dễ quản lý hơn thuế trực thu?

Dễ quản lí và dễ thu thuế vì thuế đã được cấu thành chung giá bán hàng hóa, dịch vụ và người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.

Người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy, hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu. Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.

Công thức tính thuế gián thu

Như đã đề cập ở trên, thuế gián thu có nhiều loại nên công thức tính thuế của mỗi loại cũng không giống nhau. TinLaw sẽ có bài hướng dẫn cách tính thuế gián thu riêng cho từng loại thuế, giới hạn bài viết này chúng tôi chỉ lấy một số ví dụ minh họa để các bạn dễ hình dung.

Ví dụ 1: Tính thuế GTGT

Công ty A xuất bán một lô hàng 5000 hộp sữa cho trẻ em với giá bán 800.000đ/hộp. Để khuyến mãi nhân dịp Tết Nguyên Đán, công ty quyết định giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này như sau:

  • Giá tính thuế của một hộp sữa: 800.000 – (800.000 x 0.05) = 760.000 đ.
  • Giá tính thuế của lô hàng 5.000 cái: 760.000 x 5.000 = 3.800 tr.đ.

⇒ Như vậy, giá tính thuế của cả lô hàng này là 3.800.000.000 đồng.

>> Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%

>> Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%

>> Xem thêm: Những đối tượng – Mặt hàng không chịu thuế GTGT

Ví dụ 2: Tính thuế TTĐB (thuế tiêu thụ đặc biệt)

Cửa hàng TL chuyên sản xuất A là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Năm 2020 sản xuất được 1.500 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 1.200.000đ/sản phẩm. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là 45%. Các bạn tính thuế TTĐB phải nộp của cửa hàng này như sau:

  • Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa thuế GTGT / 1+Thuế suất Thuế TTĐB) = (1.200 / 1+0,45)] = 827,58 (1.000đ)
  • Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa tính thuế TTĐB x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB = 1.500 x 827.58 x 0,45 = 558.616 (1.000đ)

⇒ Vậy thuế TTĐB mà DN phải nộp là 558.616 ( 1.000đ).

Ví dụ 3:

Tìm hiểu thêm: Thuế suất thu nhập cá nhân

Một cơ sở sản xuất thuốc lá trong quý I có tình hình sản xuất như sau:

  1. Tài liệu xí nghiệp kê khai:
  • Trong quý đơn vị tiến hành gia công cho đơn vị A 2.000 cây thuốc lá, đơn giá gia công (cả thuế TTĐB) là 29.000 đ/cây. Đơn vị A nhận đủ hang.
  • Cơ sở tiêu thụ 700 kg thuốc lá sợi, giá bán 35.000đ/kg.
  • Cơ sở sản xuất và bán ra 5.600 cây thuốc lá, giá bán ghi trên hóa đơn là 50.500đ/cây, cơ sở đã nhận đủ tiền.
  • Trong quý cơ sở sản xuất bán cho cửa hang thương nghiệp 200 cây thuốc lá, đã nhận đủ tiền.
  1. Tài liệu kiểm tra của cơ quan thuế:
  • Số thuốc lá sợi tồn kho đầu quý là 200 kg, số thuốc lá sợi sx trong quý là 2.000kg, cuối quý còn tồn kho 50 kg.
  • Số thuốc lá sợi bán ra ngoài và số thuốc lá bao bán cho cửa hang thương nghiệp là chính xác.

Yêu cầu:

  1. Giả sử Doanh nghiệp không cung cấp thêm được thông tin gì khác, hãy xác định số thuế Doanh nghiệp phải nộp trong quý biết:
  • Đầu và cuối quý không tồn kho thuốc lá bao, định mức tiêu hao nguyên liệu là 0,025kg thuốc lá sợi cho 1 bao thuốc lá.
  • Thuế suất thuế TTĐB với thuốc lá là 45%, thuế suất thuế GTGT đối với toàn bộ mặt hang nói trên là 10%, số thuốc lá sản xuất, bán ra và gia công là cùng loại.
  • Số thuế GTGT tập hợp được trên hóa đơn của hang hóa vật tư mua vào trang thiết bị là 15.000.000đ.
  • Trong kỳ Doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu sản phẩm.
  1. Giả sử trong kỳ Doanh nghiệp trực tiếp XK 200 cây thuốc lá hoặc bán cho đơn vị kinh doanh XK theo hợp đồng kinh tế 200 cây thuốc lá, mọi điều kiện khác không thay đổi. Hãy xác định lại số thuế GTGT, thuế TTĐB mà Doanh nghiệp phải nộp trong mỗi trường hợp trên.

♦ Xác định thuế phải nộp:

* Cơ sở gia công cho đơn vị A 2.000 cây thuốc lá.

Thuế TTĐB tính cho 2.000 cây thuốc lá gia công:

2.000 * [ 29.000: (1 + 45%) ] * 45%

= 18.000.000 (đ)

Thuế GTGT tính cho 2.000 cây thuốc lá:

(2.000 * 29.000) * 10% = 5.800.000 (đ)

* Cơ sở trên tiêu thụ 700 kg thuốc lá sợi

Thuế TTĐB tính cho 700 kg thuốc lá sợi:

700 * [ 35.000: (1 + 45%) ] * 45%

= 7.603.448,276 (đ)

Thuế GTGT tính cho 700 kg thuốc lá sợi:

(700 * 35.000) * 10% = 2.450.000 (đ)

* Cơ sở sản xuất và bán ra 5.600 cây thuốc lá:

Thuế TTĐB tính cho 5.600 cây thuốc lá bán ra:

5.600 * [ 50.500: (1 + 45%) ] * 45%

= 87.765.517,24 (đ)

Thuế GTGT tính cho 5.600 cây thuốc lá bán ra:

(5.600 * 50.500) * 10% = 127.260.000 (đ)

* Cơ sở xuất bán cho cửa hang thương nghiệp 200 cây thuốc lá.

Đọc thêm: Trước bạ là gì ? Lệ phí trước bạ là gì ? Quy định pháp luật về thuế, phí trước bạ

Thuế TTĐB tính cho 200 cây thuốc lá:

200 * [ 50.500: (1 + 45%) ] * 45%

= 3.134.482,759 (đ)

Thuế GTGT tính cho 200 cây thuốc lá:

(200 * 50.500) * 10% = 1.010.000 (đ)

Vậy:

Tổng thuế TTĐB mà Doanh nghiệp phải nộp là:

18.000.000 + 7.603.448,276 + 87.765.517,24 + 3.134.482,76 = 116.503.448,3 (đ).

Tổng thuế GTGT mà Doanh nghiệp phải nộp là:

(5.800.000 + 2.450.000 + 28.280.000 + 1.010.000) – 15.000.000 = 22.540.000 (đ)

♦ Giả sử trong kỳ có xuất khẩu:

  • Giả sử Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu được 200 cây thuốc lá: trường hợp này cả thuế TTĐB và thuế GTGT đều bằng 0.
  • Doanh nghiệp bán cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế 200 cây thuốc lá: các loại thuế được tính trong trường hợp này như sau:

Thuế TTĐB đối với việc tiêu thụ 200 cây thuốc lá:

200 * [ 50.500: (1+ 45%) ] * 45%

= 3.134.482,75 (đ)

Thuế GTGT đối với việc tiêu thụ 200 cây thuốc lá:

200 * 50.500 * 10% = 1.010.000 (đ)

Vậy, xác định lại tổng thuế phải nộp như sau:

Tổng thuế TTĐB mà Doanh nghiệp phải nộp là:

116.503.448,3 + 3.134.482,75 = 119.637.931,1 (đ)

Tổng thuế GTGT mà Doanh nghiệp phải nộp là:

22.540.000 + 1.010.000 = 23.550.000 (đ)

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế gián thu. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn các vấn đề liên quan vui lòng gửi mail hoặc liên hệ trực tiếp TinLaw, sẽ có bộ phận tư vấn tiếp nhận và giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn!

Gọi ngay: 1900 633 306

Tham khảo thêm: Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !