logo-dich-vu-luattq

Thủ tục làm kt3 ở hà nội

Trước đây, điều kiện nhập hộ khẩu thường trú riêng tại Hà Nội có yêu cầu về thời hạn tạm trú. Theo đó, KT3 là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, khác với nơi đã đăng ký thường trú. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, việc đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội liệu có còn được thực hiện? Thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội hiện nay được thực hiện như thế nào? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội.

đăng ký tạm trú kt3 tại hà nội
Đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội

1. Có tiếp tục đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội sau ngày 01/07/2021 hay không?

Sau khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 01/07/2021 thì sổ hộ khẩu và sổ tạm trú sẽ ngừng cấp mới, cấp đổi. Đối với sổ hộ khẩu và sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị về cư trú đến hết ngày 31/12/2022.

Xem thêm: Thủ tục làm kt3 ở hà nội

Đồng thời, điều kiện nhập hộ khẩu thường trú riêng cho các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải phòng về thời hạn tạm trú đã bị bãi bỏ (điều kiện được quy định tại Luật Cư trú 2006).

Nói tóm lại, hiện nay, việc đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội được thay thế bằng thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội theo quy định của Luật Cư trú 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn nơi dự kiến tạm trú được thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an phường

Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được liệt kê dưới đây và nộp đến Công an phường nơi dự kiến tạm trú.

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA), đối với người chưa thành niên cần ghi rõ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (trừ trường hợp có văn bản đồng ý);
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ về nội dung và tính pháp lý.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận, cấp phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung
  • Nếu không đủ điều kiện đăng ký, có thể từ chối tiếp nhận (nêu rõ lý do từ chối).

Tìm hiểu thêm: đăng ký xe máy hà nội

Bước 3: Nộp lệ phí

Tiếp theo, người đăng ký sẽ thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký tạm trú.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký

Sau khi kết thúc thời hạn giải quyết (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), người đăng ký sẽ nhận được kết quả giải quyết đăng ký tạm trú theo như thông tin trên phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

3. Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

Trình tự thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối với từng trường hợp khác nhau thì người đăng ký cần chuẩn bị đúng hồ sơ đối với trường hợp đăng ký thường trú của mình. Hồ sơ sẽ bao gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu và các giấy tờ, tài liệu chứng minh, xác nhận các điều kiện kèm theo như đã đề cập. Ví dụ như:

Công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình.

Công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi thuộc các trường hợp trường hợp về quan hệ nhân thân

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu; có ghi rõ sự đồng ý của chủ cơ sở, chủ hộ (trừ khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản);
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình (trừ trường hợp đã có thông tin cập nhật trong cơ sở dữ liệu);
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác theo điều kiện quy định.

Tham khảo thêm: Đăng ký hộ khẩu là gì? Khái niệm về đăng ký hộ khẩu

Lưu ý: đối với người chưa thành niên thì trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (trừ khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người đăng ký sẽ nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú như đã đề cập hoặc nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công Quản lý cư trú.

Tìm hiểu thêm: đăng ký xe máy hà nội

Bước 3: Nộp lệ phí

Người đăng ký thực hiện việc nộp lệ phí cho cơ quan đăng ký cư trú.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký thường trú

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan sẽ tiến hành thẩm định, trả kết quả đăng ký cho người đăng ký và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trên đây là toàn bộ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu pháp lý nào cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.

Đọc thêm: Tờ khai đăng ký quyền tác giả

  • Email: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !