logo-dich-vu-luattq

Thủ tục và lưu ý khi hoàn công nhà là gì?

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Hoàn công nhà là gì? – Thông tin tổng quan

Khái niệm hoàn công nhà

Hoàn công nhà là gì? – Hoàn công nhà là một trong những thủ tục hành chính quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Mục đích của quy trình này là xác nhận bên đầu tư và đơn vị thi công đã hoàn thành công trình sau khi được cấp phép xây dựng và nghiệm thu hay chưa.

Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và tổ chức gồm 2 loại chính: tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Trong đó, nhà ở là công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công được nhận đình là chưa đủ điều kiện pháp lý và có thể khiến chủ sở hữu bị thu hồi đất.

Xem thêm: Thủ tục hoàn công

Do đó, đây được coi là một trong những công tác quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho công trình xây dựng, đồng thời là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cấp và đổi sổ hồng.

Vậy sổ hồng hoàn công là gì và giấy hoàn công là gì, Luật xây dựng năm 2014 đã khái quát về những văn bản này như sau: Sổ hồng hoàn công hay giấy hoàn công là thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng nhà ở, ghi nhận việc họ đã hoàn thành công trình sau khi được cấp phép xây dựng và hoàn tất nghiệm thu.

hinh anh thu tuc va luu y khi hoan cong nha la gi so 1

Các đơn vị tham gia nghiệm thu hoàn công nhà

Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ

Để việc hoàn công nhà chính xác và bên chủ sở hữu được đảm bảo quyền lợi, các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình bao gồm:

  • Chủ sở hữu nhà ở/Chủ đầu tư dự án: Những đối tượng này cần lập hồ sơ hoàn công xây dựng và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu. Trường hợp có sự thay đổi về công trình, chủ đầu tư cần liên lạc với bên tư vấn để làm lại bản vẽ thiết kế.
  • Đơn vị thi công công trình: Bên thi công phải cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công với chủ sở hữu.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Với những dự án có nguồn vốn đầu tư lớn hoặc tính chất phức tạp, đơn vị này phải thường xuyên tham gia vào việc kiểm tra, giám sát về tiến độ và thực trạng của công trình, cùng chịu trách nhiệm ký kết thủ tục hoàn công với các bên liên quan.
  • Đơn vị thiết kế công trình tham gia vào quá trình nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc “Mua nhà cần những giấy tờ gì?”

Thủ tục cơ bản khi hoàn công nhà là gì?

Hoàn thiện hồ sơ hoàn công nhà

Sau khi đã nắm rõ hoàn công nhà là gì, chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ liên quan để việc xét duyệt nhanh chóng cũng như có thể hạn chế các vấn đề phát sinh.

Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn công bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy phép xây dựng;
  • Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
  • Giấy tờ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
  • Giấy tờ báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ hoàn công: thể hiện những thay đổi thực tế so với thiết kế gốc. Bản vẽ chỉ được áp dụng khi công trình xây dựng có những sai lệch so với thiết kế gốc;
  • Giấy tờ báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có);
  • Các văn bản thỏa thuận, xác nhận, chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy, chữa cháy; vận hành thang máy (nếu có).

Trình tự thực hiện hoàn công nhà

  • Chủ đầu tư, nhà thầu thi công chuẩn bị hồ sơ hoàn công;
  • Nộp hồ sơ tại Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu xây dựng nhà ở tại nông thôn;
  • Phòng Quản lý đô thị thụ lý hồ sơ: cán bộ phòng quản lý đô thị đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp không và ký vào các biên bản kiểm tra với chủ sở hữu.

Đọc thêm: Bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng Quản lý đô thị tự lập báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký phê duyệt đồng thời lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Ngược lại, khi hồ sơ không hợp lệ, cơ quan này cần soạn thảo và ký công văn trả lời cho người nộp hồ sơ.

  • Văn phòng Uỷ ban nhân dân trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký Giấy chứng nhận, sau đó chuyển cho Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả để trao Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu
  • Chủ sở hữu đến Chi cục Thuế tại địa phương để nộp các loại phí theo quy định.
  • Chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận, huyện và nhận Giấy chứng nhận hoàn công sau khi cung cấp được biên lai nộp thuế.

Sau khi hoàn tất các quy trình trên, giai đoạn hoàn công coi như đã xong và công trình nhà ở có thể đi vào hoạt động, thực hiện cấp đổi sổ hồng. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu cố tình thực hiện hoàn công sai so với quy định sẽ phải chịu các khoản phạt hành chính, đồng thời cơ quan thẩm quyền có thể yêu cầu tháo dỡ công trình nhà ở.

hinh anh thu tuc va luu y khi hoan cong nha la gi so 2

Kết

Bài viết trên từ Vinhomes đã cung cấp những thông tin tổng quan về khái niệm hoàn công nhà là gì. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cần nắm chắc thông tin về các bên tham gia hoàn công cũng như thủ tục, lưu ý đi kèm để đảm bảo công trình hoạt động suôn sẻ.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Tham khảo thêm: Thủ tục làm sổ tạm trú kt3

  • Thủ tục mua bán nhà đất cần biết
  • Hướng dẫn chi tiết về thủ tục bàn giao căn hộ
  • Những thông tin quan trọng về sổ hồng đồng sở hữu
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !