Vấn đề đổi từ chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với người dân ở một số tỉnh thành đã được áp dụng đổi sang căn cước công dân để sử dụng. Nhưng các tỉnh thành mà chưa được áp dụng đổi sang căn cước công dân thì thẻ căn cước công dân lại còn khá mới mẻ.
Vậy sang năm 2020 thì thẻ căn cước công dân đã được áp dụng đồng loạt trên phạm vi toàn quốc chưa? Thủ tục đổi sang căn cước công dân từ chứng minh thư nhân dân hết hạn được quy định như thế nào.
Xem thêm: Thủ tục đổi cmnd
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi tên là Thu Hồng, năm 2001, chứng minh nhân dân của tôi được cấp tại thôn Sơn Tân, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu. Năm 2011, tôi lấy chông là chuyển hộ khẩu về thôn Tân Phú, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu. Chứng minh nhân dân của tôi tới tháng 04/2014 là đến hạn 15 năm. Mong Luật sư tư vấn cho tôi thủ tục đổi chứng minh nhân dân sắp hết hạn. Tôi nên đến cơ quan nào để đổi lại? Thời gian là bao lâu? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ pháp lý:
+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Tìm hiểu thêm: Thủ tục làm giấy tạm trú
Xem thêm: Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân mẫu mới nhất 2022
+ Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
+ Thông tư số 48/2019/TT-BCA ngày 15/10/2019 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
+ Theo quy định tại Điều 38 Luật Căn cước công dân, chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân thay vì cấp CMND trên cả nước.
Nội dung tư vấn
1. Quy định về cấp đổi thẻ căn cước công dân sang chứng minh thư nhân dân:
Trước đây, trên toàn quốc mới áp dụng chính sách triển khai cấp đổi sang căn cước công dân đối với trường hợp chứng minh thư nhân dân hết hạn hoặc cấp đổi sang căn cước công dân khi chứng minh thư nhân dân bị mất, hỏng… trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Tỉnh Thái Bình, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hưng Yên. Còn các tỉnh thành khác thì chưa được áp dụng chính sách đổi sang căn cước công dân này.
Thẩm quyền cấp căn cước công dân được quy định cụ thể như sau: Phòng cảnh sát về quản lý hành chính về trật tự xã hội, thuộc công an cấp tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ cũng như tiến hành việc giải quyết hồ sơ đối với những công dân mà có địa chỉ thường trú trong phạm vi tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đó xử lý. Tiếp theo đó là một cơ quan tiếp nhận nữa đó là đối với đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thuộc công an cấp huyện sẽ tiếp nhận và thực hiện việc giải quyết hồ sơ đối với những công dân có địa chỉ thường trú trên địa bàn của huyện đó để thực hiện thủ tục.
Như vậy đối với những công dân sẽ có hai địa chỉ có thể thực hiện việc cấp đổi chứng minh thư nhân dân hết hạn sang căn cước công dân thì sẽ do Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ở quận, huyện của người đó hoặc công dân có thể đến trực tiếp phòng quản lý hình chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh nơi mình có địa chỉ thường trú để làm thủ tục.
Đối với những công dân mà chứng minh thư nhân dân của người này đã hết hạn sử dụng ghi theo chứng minh thư nhân dân nhưng công dân không tiến hành việc cấp đổi sang căn cước công dân mà vẫn sử dụng chứng minh thư nhân dân cũ thì sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 9, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ban hành.
Xem thêm: Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới nhất năm 2022
Tìm hiểu thêm: Thủ tục thuê đất 50 năm
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo căn cứ Điều 38 của Luật Căn cước công dân 2014 có quy định đối với những địa phương mà chưa được đảm bảo về những điều kiện quy định về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật cũng như đội ngũ cảnh sát quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống cơ sở dữ liệu về căn cước công dân để triển khai thi hành theo quy định của Luật căn cước công dân thì công tác quản lý công dân vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật đã ban hành cho đến ngày 01/01/2016. Chậm nhất phải tiến hành thực hiện đồng loạt quy định về cấp thẻ căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ ngày 01/01/2020.
Để phục vụ mục đích nhằm tạo nên tiền đề đối với việc thực hiện kế hoạch triển khai cấp thẻ Căn cước công dân đồng loạt trên phạm vi cả nước từ năm 2020, thì vừa qua Bộ Công an đã ban hành một Thông tư 40/2019/TT-BCA mới quy định mới về trình tự, cũng như về thủ tục chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân một cách thống nhất. Thông tư số 40/2019/TT-BCA này sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 18/11/2019.
– Đối với trường hợp chứng minh thư nhân dân mà còn rõ nét về toàn bộ các thông tin được ghi trên chứng minh thư nhân dân ví dụ như thông tin về số chứng minh thư nhân dân, thông tin về họ và tên, thông tin về ngày tháng năm sinh, thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thông tin về quê quán, thông tin về dấu vết nhận dạng của công dân… thì phía bên cơ quan thực hiện việc cấp căn cước công dân thì sẽ tiến hành việc cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng chứng minh thư nhân dân còn hạn chưa cắt góc cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi cơ quan tiến hành thủ tục cấp căn cước công dân thực hiện việc trả thẻ Căn cước công dân thì mới tiến hành công việc đó là cắt góc phía trên bên phải của mặt trước của chứng minh thư nhân dân đó và trả cho công dân đến nhận thẻ Căn cước công dân theo đúng quy định.
Trong trường hợp mà nếu công dân có yêu cầu đối với việc trả thẻ Căn cước công dân qua bưu điện cơ quan thực hiện việc cấp căn cước công dân sẽ tiến hành cắt góc chứng minh thư nhân dân và trả chứng minh thư nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân có yêu cầu đó
– Trong trường hợp mà chứng minh thư nhân dân của công dân bị bong tróc, hay bị hỏng, không còn nhìn thấy rõ nét về thông tin được ghi nhận trên chứng minh thư nhân dân thì cơ quan quản lý về căn cước công dân sẽ thực hiện công tác hủy chứng minh thư nhân dân đó, sau đó thực hiện việc ghi vào hồ sơ và cuối cùng là cấp giấy xác nhận số chứng minh thư nhân dân.
– Đối với những trường hợp mà công dân bị mất chứng minh thư nhân dân 9 số thì khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân sẽ có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh thư nhân dân 9 số đã mất cho công dân đó.
Xem thêm: Mất chứng minh nhân dân có được làm thẻ căn cước công dân?
2. Lệ phí cấp đổi chứng minh thư nhân dân hết hạn sang căn cước công dân:
Thứ nhất, bao gồm các đối tượng không phải nộp lệ phí cấp đổi sang căn cước công dân: đó là khi công dân có yêu cầu đổi thẻ căn cước công dân khi mà phát hiện hoặc trong quá trình sử dụng căn cước công dân mà thấy có sai sót về các thông tin ghi trên thẻ mà do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân. Hoặc trường hợp thứ hai không phải nộp phí đó là trường hợp đổi thẻ căn cước công dân theo quy định đó là khi công dân đến các tuổi phải tiến hành đổi thẻ ví dụ như công dân đủ 25 tuổi, công dân đủ 40 tuổi và công dân đủ 60 tuổi thì không mất lệ phí cấp đổi theo thông thường.
Thứ hai, những đối tượng được miễn nộp lệ phí thực hiện đổi thẻ căn cước công dân bao gồm những cá nhân sau đây: đó là công dân dưới 18 tuổi mà công dân này có hoàn cảnh đặc biệt đó là công dân thuộc diện mồ côi cả ca lẫn mẹ, không có nơi nương tựa. Sau đó là những công dân mà rơi vào diện là người được quy vào đối tượng là bố, mẹ, chồng, vợ, hay là con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; hay đó là công dân thường trú tại các xã thuộc vùng biên giới; các huyện hải đảo xa; công dân là thương binh, những người hưởng chính sách như thương binh; hay đó là con dưới 18 tuổi của người hưởng chính sách như thương binh và con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân là người đồng bào dân tộc thiểu số mà ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân là bệnh binh; công dân thuộc đối tượng là hộ nghèo được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện để được công nhận là hộ nghèo.
Cuối cùng, tính lệ phí đối với những công dân mà không thuộc vào những đối tượng đã trình bày ở trên thì các công dân khi đi đổi thẻ căn cước công dân mà chứng minh thư nhân dân bị hư hỏng mà không sử dụng được, hay do việc công dân có đính chính lại thông tin về họ, chữ đệm, hoặc tên hay có sự thay đổi về nhận dạng; có sự chính chính về quê quán, về giới tính của công dân đó; hay khi có sai sót về thông tin trên thẻ mà không phải là do lỗi của phía bên cơ quan cấp phát thẻ, hoặc khi công dân có yêu cầu thì trong tất cả các trường hợp này thì lệ phí cấp thẻ căn cước công dân là 50.000 đồng trên một thẻ.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục tặng cho đất theo quy định mới nhất