logo-dich-vu-luattq

Thủ tục tặng cho đất theo quy định mới nhất

Trả lời:

Thứ nhất: Về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất.

Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp ghi nhận bố mẹ bạn là những người chủ sử dụng đất và bạn muốn xin bố mẹ thửa đất để làm nhà ở thì phải được sự đồng ý của bố mẹ bạn.

Xem thêm: Thủ tục cho tặng đất

Trong trường hợp này, bạn và bố mẹ sẽ thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, khi thửa đất có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Trước hết, bạn và bố mẹ cần lập Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”.

Tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.” Do đó, sau khi lập Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì bạn còn cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động, “thời trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động…” quy định tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013.

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính thì khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động, bạn cần có những hổ sơ, giấy tờ như sau:

Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

– Hợp đồng tặng cho;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng (nếu quyền sử dụng đất là của hộ gia đình) đã được công chứng hoặc chứng thực.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc UBND cấp xã nơi có thửa đất (đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu).

Tại Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Thời hạn giải quyết hồ sơ là không quá 10 ngày, được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Thứ hai: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Nếu thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong đó có thể hiện diện tích đất ở, thì bạn có tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở đó mà không phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh

Trong trường hợp, toàn bộ thửa đất là đất vườn, hoặc bạn muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất vườn (theo như nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì theo quy định tại Điều 52, Điều 57 và Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, bạn phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn (thuộc loại đất nông nghiệp) sang đất ở và phải được sự cho phép của UBND cấp huyện nơi có đất.

UBND cấp huyện sẽ cho phép khi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó là “phù hượp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” và bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Về hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:

Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì người sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp hồ sơ, bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 (ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày theo quy định Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên.

Tham khảo thêm: Giấy phép đăng ký kinh doanh tiếng anh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !