logo-dich-vu-luattq

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây rất được quan tâm. Nếu đang thắc mắc về những điều kiện và thủ tục để đầu tư ra nước ngoài hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế, vì thế mà việc đưa doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài là điều rất dễ hiểu. Hãy cùng Bách hóa XANH điểm qua những điều kiện cũng như thủ đầu tư ra nước ngoài để có cái nhìn cặn kẽ hơn bạn nhé.

1Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoàiĐiều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Xem thêm: Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định tại Điều 52 của Luật đầu tư 2020, để xin được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp cần có những điều kiện sau:

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài do pháp luật quy định.
  • Hoạt động đầu tư nước ngoài không thuộc vào các ngành nghề cấm đầu tư.
  • Nhà đầu tư tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư. Nếu số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài lớn hơn 20 tỷ đồng và không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu với Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định.
  • quyết định đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
  • Hoàn thành xong nghĩa vụ thuế.

2Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài gồm các hình thức nào?Đầu tư ra nước ngoài gồm các hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 52 của Luật đầu tư 2020 thì các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quyết định của nước tiếp nhận đầu tư.
  • Thực hiện hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) ở nước ngoài.
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tiếp tục đầu tư kinh doanh.
  • Mua bán chứng khoán hoặc các giấy tờ có giá trị khác, đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian hay các công ty chứng khoán.
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của nước sở tại.

3Các dự án đầu tư ra nước ngoài

Mytel - sự hợp tác của Viettel và chính phủ MyanmarMytel – sự hợp tác của Viettel và chính phủ Myanmar

Theo số vốn góp, các dự án đầu tư ra nước ngoài được chia làm 8 loại sau:

  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng (có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Chính phủ.
  • Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên.
  • Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc hội.
  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.
  • Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

4Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Tham khảo thêm: Người nước ngoài góp vốn vào công ty tnhh

Để thực hiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Giấy đăng ký đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu)
  • Bản sao chứng minh nhân dân (đối với cá nhân) hoặc giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (đối với các tổ chức).
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Bản sao các tài liệu chứng minh năng lực tài chính như: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất hoặc giấy cam kết đầu tư tài chính của công ty mẹ hoặc giấy cam kết hỗ trợ tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Giấy cam kết thu xếp ngoại tệ hoặc giấy cam kết thu xếp ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động.
  • Quyết định đầu tư theo khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2014.
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

5Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tưTrụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Tuy nhiên, để có thể xác định được đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các chủ thể thực hiện phải xây dựng dự án đầu tư, cũng như xác định rõ phạm vi địa điểm thực hiện dự án của mình tránh tình trạng nhầm lẫn khi xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

6Trình tự thực hiện thủ tục xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Trình tự thực hiện thủ tục xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoàiTrình tự thực hiện thủ tục xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Trình tự thủ tục thực hiện đầu tư nước ngoài như sau

Bước 1 Xin chấp thuận, chủ trương đầu tư (nếu dự án thuộc đối tượng xin chủ trương)

Một số dự án sau đây cần có sự xin chủ trương của chính phủ hoặc Quốc hội:

  • Các dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên
  • Các dự án có nhu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt

Một số dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ bao gồm:

  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên

Bước 2 Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Tham khảo thêm: So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài fdi và đầu tư gián

Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Đối với trường hợp không diện chấp thuận chủ trương:

Nhà đầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư với hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có)

Một số lưu ý đầu tư ra nước ngoài:

  • Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Vừa rồi là tất cả thông tin về thủ tục xin cấp Giấy đăng ký đầu tư nước ngoài. Hy vọng các cá nhân và tổ chức có ý định đầu tư nước ngoài sẽ có được những thông tin thật hữu ích.

Mua khẩu trang tại Bách hóa XANH phòng chống dịch bệnh khi đi làm thủ tục nhé:

Bách hóa XANH

Tìm hiểu thêm: Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !