logo-dich-vu-luattq

Thủ tục đăng ký kinh doanh (mở) cửa hàng – Giấy phép kinh doanh của hàng – Chi phí đăng ký kinh doanh cửa hàng là bao nhiêu? (Quy định mới nhất 2022)

Nếu bạn đang tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng thì bạn cần phải có bước chuẩn bị thật chu đáo để có được hiệu quả cao nhất trong việc kinh doanh. Nhưng, cần phải chuẩn bị những gì, các loại giấy phép và thủ tục ra sao thì không phải là ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất và thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

1. Giấy đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là một giấy chứng nhận quan trọng cho các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh hộ gia đình đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Giấy phép kinh doanh có thể được xem như một giấy khai sinh chứng nhận sự xuất hiện của đơn vị trên thị trường kinh tế và được nhà nước bảo hộ.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh

Giấy phép kinh doanh còn là yếu tố quan trọng để nhà nước quản lý các cơ quan, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động thương mại, hoạt động kinh tế trên thị trường. Đảm bảo quyền lợi người kinh doanh và người tiêu dùng, tạo thị trường kinh tế minh bạch, công bằng và công khai.

Việc đăng ký kinh doanh là thủ tục cần thiết cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức muốn hoạt động kinh doanh công khai trên thị trường. Các đối tượng cần đăng ký được quy định trong luật.

2. Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?

Nhà nước có quy định rõ ràng các đối tượng bắt buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh: kinh doanh hộ gia đình (cửa hàng, hộ sản xuất…), mô hình công ty (tư nhân, cổ phần, TNHH…).

Các trường hợp không cần xin giấy phép kinh doanh theo nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh gia đình lĩnh vực: nông lâm, ngư nghiệp, bán hàng rong… các lĩnh vực kinh doanh thu nhập thấp trên địa bàn địa phương. Trừ lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tóm lại, nếu hộ kinh doanh của bạn không nằm trong các trường hợp trên thì đều cần thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Đăng Ký Kinh Doanh

Để có thể đăng ký kinh doanh thành công cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Chủ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/huyện nơi mình dự tính kinh doanh bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:

Đối với hộ kinh doanh cá thể

Nếu bạn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thì cần phải có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, nội dung giấy đề nghị kinh doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử; ngành nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh, số lao động,…
  • Tờ đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu có sẵn) và ghi đầy đủ thông tin vào đơn
  • Nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, bạn cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (mẫu có sẵn)
  • Bản sao có công chứng hoặc có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc nơi đặt địa điểm kinh doanh
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người thành lập Hộ kinh doanh
  • Trong trường hợp nhiều người (một nhóm người) cùng thành lập hộ kinh doanh thì cần phải có biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh
  • Giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (có công chứng) nếu Hộ kinh doanh của bạn thuê địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng không có công chứng thì bạn phải nộp bản sao (có công chứng) quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của người cho thuê mặt bằng.

Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân

  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như: giấy CMND, thẻ căn cước công dân, nếu là người nước ngoài thì là hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài (Quy định tại Điều 21, Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)
  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách các thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư (nếu là công ty cổ phần) và một số giấy tờ hợp lệ khác (vấn đề này được quy định rõ tại Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)
  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với công ty TNHH 1 thành viên bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và một số giấy tờ hợp lệ khác theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng trong thời hạn 3-5 ngày làm việc nếu có đủ các điều kiện sau đây.

  • Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp với quy định;
  • Nộp lệ phí đăng ký: 100.000đ/ lần;
  • Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ kinh doanh.

– Nếu sau thời gian quy định kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng thì người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên của tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế, cho Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

4. Đăng ký kinh doanh cửa hàng ở đâu?

Tham khảo thêm: Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Việc đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Cụ thể là:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất. Thông thường phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ được mở tại các quận, huyện thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…
  • Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình dưới 500.

5. Mẫu đăng ký kinh doanh cửa hàng theo quy định

  • Quý vị có thể tra cứu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cụ thể tại đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
  • Một số thông tin trong giấy chứng nhận doanh nghiệp
  • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Thông tin về cá nhân, tổ chức được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014
  • Vốn điều lệ.

6. Những lưu ý sau khi được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng?

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, để doanh nghiệp/Hộ kinh doanh có thể đi vào hoạt động, bạn cần phải tiến hành khắc dấu và nộp thông báo sử dụng mẫu dấu lên sở Kế hoạch và Đầu tư (có đóng phí); Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp; Nộp thuế môn bài và một số công việc khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Đăng ký kinh doanh cửa hàng qua mạng

Ngoài những phương pháp trên, đăng ký kinh doanh qua mạng cũng là một cơ hội mới cho những người thành lập doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Đồng thời, thông qua mạng điện tử, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận, xem xét xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bạn có thể truy cập địa chỉ website sau!

Vừa rồi là tổng hợp những thông tin mới nhất liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng dành cho những người đang có nhu cầu kinh doanh cửa hàng nhưng còn đang gặp thắc mắc về việc đăng ký kinh doanh và những thủ tục liên quan. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều kiện và thủ tục để có thể tiến hành công việc này một cách thuận lợi nhất có thể. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và tránh được những rắc rối không cần thiết về mặt thủ tục pháp lý khi tự kinh doanh và có một công việc kinh doanh suôn sẻ và cải thiện được tài chính và thu nhập cho mình và gia đình của mình.

Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Doanh Nghiệp ACC Group là công ty cung cấp mọi dịch vụ pháp lý, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và pháp lý bất động sản một cách nhanh chóng, chính xác và uy tín với mức chi phí phù hợp. Công ty luôn thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình một cách tận tình, nhiệt thành, chuyên nghiệp và đặt uy tín lên hàng đầu.

8. Quy trình đăng ký kinh doanh cửa hàng tại Công ty Luật ACC

Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

✅ Thủ tục: ⭕ đăng ký kinh doanh (mở) cửa hàng ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !