logo-dich-vu-luattq

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải (cập nhật 2022)

Thủ Tục Làm Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Bằng Xe Ô Tô
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải( cập nhật 2022)

Những năm gần đây, khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do FTA thì ngành vận tải có sự phát triển vượt bậc. Kéo theo đó các cá nhân, tổ chức mở công ty kinh doanh vận tải ngày càng nhiều. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, để đi vào kinh doanh hợp pháp phải có giấy phép kinh doanh vận tải.

Bài viết dưới đây ACC hướng dẫn cụ thể trình tự thủ tục, quy định cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải giúp độc giả có thể tự mình thực hiện.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải

1. Kinh doanh vận tải bằng ô tô là gì?

Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP thì Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh vận tải phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật. Hiện nay, các lĩnh vực phải xin giấy phép này bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Lưu ý: Tuy nhiên trước khi muốn xin giấy phép kinh doanh vận tải cho ô tô, thì cá nhân tổ chức phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước, có thể đăng ký theo loại hình hộ kinh doanh hoặc loại hình công ty, tùy theo nhu cầu và mong muốn của mình.

3. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải

Hiện nay, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải gồm những giấy tờ chính như sau:

3.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

3.2 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tìm hiểu thêm:

>> Quy định về hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể.

4. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải được tiến hành thông qua 03 bước, căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty giá rẻ hà nội

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

5. Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Để phân biệt việc vận chuyển hàng hóa và hành khách, Bộ Giao thông và vận tải chia thành 02 loại giấy phép kinh doanh có điều kiện tương ứng. Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì khái niệm hành khách được hiểu là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền. Trong đó, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với hành khách bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh.
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe.

  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.

Như vậy, doanh nghiệp, hợp xác xã, hội kinh doanh muốn kinh doanh vận chuyển hành khách thì phải xin được giấy phép kinh doanh tương ứng với loại hình mà mình chọn lựa.

Tìm hiểu thêm: Quy định về thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa.

6. Quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa

Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa thì gồm những giấy phép liên quan về:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường: Là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng; hàng hóa nguy hiểm và hàng hóa bằng xe taxi tải
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải: Là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng: Là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời; Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm: Là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển.

Tìm hiểu thêm: Lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

7. Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của công ty Luật ACC

Với hơn 20 năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ tư vấn pháp lý,Công ty Luật ACC cung cấp các dịch vụ giấy phép ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó cung cấp tất tần tật liên quan đến các hình thức giấy phép tương ứng như trên. Khi lựa chọn chúng tôi, quý khách hàng chỉ cần cung cấp:

Tham khảo thêm: Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh

Giấy tờ tùy thân của chủ thể có nhu cầu kinh doanh: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

Giấy tờ liên quan đến giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải sẽ được thành lập bao gồm:

  • Danh sách thành viên góp vốn (đối với doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên) danh sách cổ đông (đối với doanh nghiệp cổ phần) danh sách thành viên hợp danh (đối với doanh nghiệp hợp danh);
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với thành viên góp vốn là cá nhân), đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (đối với thành viên góp vốn là tổ chức);
  • Văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cho người đại diện nộp hồ sơ.

Từ giấy tờ trên, Luật ACC sẽ:

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tìm hiểu các quy định pháp luật và tư vấn chi tiết cụ thể tình hình để vạch ra phương án xin giấy phép nhanh và có lợi nhất;
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có nên hợp tác sử dụng dịch vụ với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn thảo hồ sơ chi tiết trong vòng 03 ngày, kể từ lúc khách hàng đưa thông tin chi tiết;
  • Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Bàn giao cho khách hàng giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc giấy phép kinh doanh vận tải hành khách tùy theo như hợp đồng đã cam kết trong văn bản ủy quyền;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô về hàng hóa và vận chuyển hành khách.

Những lợi ích từ chúng tôi đảm bảo sẽ làm hài lòng quý khách bởi:

  • Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn tự hào là đơn vị hàng đầu về xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vì vậy luôn đảm bảo tỷ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách trong thời hạn ủy quyền;
  • Chúng tôi luôn báo giá trọn gói và không phát sinh đối với dịch vụ xin giấy phép con kinh doanh vận tải;
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi;
  • Cung cấp hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đơn giản nhưng đúng yêu cầu.

8. Một số thắc mắc thường gặp liên quan

8.1 Có thể xin giấy phép vận tải ở đâu?

Việc xin giấy phép được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động.

8.2 Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép là bao lâu?

Thời gian cấp giấy phép kinh doanh xe vận tải tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ khi Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì thời gian kéo dài hơn dự kiến.

8.3 Lệ phí, phí cấp giấy phép vận tải là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải là 200.000 đồng/giấy phép. Trong trường hợp đổi, cấp lại (do hết hạn, mất, hỏng, thay đổi tên người đại diện theo pháp luật, thay đổi địa điểm kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh): 50.000 đồng/lần cấp.

8.4 Không có giấy phép kinh doanh vận tải thì bị phạt gì?

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì đối với hành vi kinh doanh vận tại mà không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

8.5 Lệ phí dịch vụ xin giấy phép của ACC Group là bao nhiêu?

Tại ACC Group, chúng tôi không quy định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ bởi căn cứ vào tình hình thực tế của khách hàng là gì, yêu cầu mong muốn ra sao thì mới gửi báo giá cụ thể cho quý khách. Hãy yên tâm là ở chúng tôi, giá dịch vụ luôn ưu đãi kể cả cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong những giấy phép kinh doanh điều kiện nói chung và kinh doanh dịch vụ vận tải nói riêng.

8.6 Có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tiếp; thông qua đường bưu điện hoặc có thể bằng hình thức online

Có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tiếp; thông qua đường bưu điện hoặc có thể bằng hình thức online.

Toàn bộ thông tin trên đây là những tư vấn của Luật ACC về Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xe vận tải. Có thể nói, với hệ thống các giấy tờ phải có trong bộ hồ sơ, đây được xem là thủ tục phức tạp và khá khó khăn nếu không nắm rõ được quy định của pháp luật chuyên ngành. Do vậy, hãy liên lạc với Luật ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp tận tâm, tư vấn nhiệt tình với mức giá tốt nhất cho quý khách hàng. Luật ACC hy vọng đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý:

Tìm hiểu thêm: đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: info@accgroup.vn
  • Website: accgroup.vn

✅ Giấy phép: ⭕ Kinh doanh vận tải ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !