logo-dich-vu-luattq

Thời hạn truy tố vụ án hình sự

Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

Xem thêm: Thời hạn truy tố vụ án hình sự

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng hình sự 2015

1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì?

Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện vụ án ly hôn bản mới nhất năm 2022

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú

Trong đó:

– Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

– Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

– Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

(Xem thêm tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

2. Thời hạn khởi tố vụ án hình sự

>&gt Xem thêm: Hiệu lực hồi tố là gì? Khi nào được áp dụng hồi tố trong quá trình giải quyết vụ án?

Khoản Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy thông thường, thời hạn khởi tố vụ án hình sự là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Thời hạn giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?

3.1. Giai đoạn tiếp nhận tin tố giác, tin báo tội phạm

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, không quá 24 giờ, cơ quan tiếp nhận tin tố giác, tin báo tội phạm phải tiến hành phân loại tội phạm và không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được tin thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết.

Đối với các trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài tối đa 2 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác về tội phạm. Sau đó nếu vẫn chưa kết thúc quá trình kiểm tra này thì có thể đề nghị gia hạn nhưng không quá 2 tháng kể từ ngày hết hạn.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nội dung Điều 170 BLTTHS năm 2015 về Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra

>&gt Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự là gì ? Quy định về nhiệm vụ, ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

3.2. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố. Như vậy, tối đa không quá 4 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định có khởi tố vụ án hay không.

3.3. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn điều tra được quy định như sau:

– Với tội ít nghiêm trọng: Không quá 2 tháng

– Với tội nghiêm trọng: Không quá 3 tháng

– Với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: Không quá 4 tháng

Ngoài ra, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn điều tra và thời hạn được quy định như sau:

– Tội ít nghiêm trọng: Chỉ 1 lần không quá 2 tháng

– Tội nghiêm trọng: Có thể 2 lần, lần 1 không quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng.

>&gt Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

– Tội rất nghiêm trọng: Có thể 2 lần, tổng thời hạn không quá 8 tháng

– Tội đặc biệt nghiêm trọng: Có thể 4 lần, tổng thời hạn không quá 16 tháng

Đặc biệt, với Tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể gia hạn thêm 1 lần nữa không quá 4 tháng.

3.4. Giai đoạn truy tố trong hình sự

Thời hạn truy tố được quy định cụ thể tại Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, thời hạn Viện kiểm sát ra quyết định có truy tố hay không được quy định như sau:

– Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng: 20 ngày

– Tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: 30 ngày

Ngoài ra, nếu cần có thể gia hạn thời gian truy tố không quá 10 ngày với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, không quá 15 ngày với tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày với tội đặc biệt nghiêm trọng.

3.5. Giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, thời hạn Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định có đưa vụ án ra xét xử không được quy định như sau:

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự, dân sự mới nhất năm 2022

– Tội ít nghiêm trọng: 30 ngày

– Tội nghiêm trọng: 45 ngày

– Tội rất nghiêm trọng: 2 tháng

– Tội đặc biệt nghiêm trọng: 3 tháng

Ngoài ra, đối với các vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 30 ngày với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

4. Áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự

4.1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn?

Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự quy định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như sau:

Thứ nhất, thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:

>&gt Xem thêm: Thời gian giải quyết vụ án thuận tình ly hôn là bao lâu?

a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;

b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

Đọc thêm: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.

Thứ hai, thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:

a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;

b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

4.2. Hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn khi nào?

Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

>&gt Xem thêm: Thời gian giải quyết vụ án hình sự là bao lâu ? Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự là gì ?

(Xem thêm Điều 458 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

4.3. Thời hạn tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn

Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:

– Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

– Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.

4.4. Điều tra trong thủ tục rút gọn?

Theo quy định tại Điều 460 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố.

Quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đề nghị truy tố, Cơ quan điều tra phải giao quyết định đề nghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

>&gt Xem thêm: Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định mới nhất 2022

4.5. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án;

d) Đình chỉ vụ án.

– Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm

– Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

>&gt Xem thêm: Khái niệm thụ lý vụ án dân sự và các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự theo luật

-mSau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.

– Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Khởi tố vụ án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !