logo-dich-vu-luattq

Thời hạn kháng cáo kháng nghị

1.Quy định của pháp luật về thời hạn kháng nghị

>> Xem thêm: Kháng nghị là gì ? Quy định của pháp luật về kháng nghị

Điều 337. Thời hạn kháng nghị

Xem thêm: Thời hạn kháng cáo kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Theo quy định thì thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị được quy định tại các Điều luật khác nhau trong khi đó thì vấn đề thời hạn kháng cáo, thời hạn kháng nghị của BLTTHS cũ được quy định trong một điều luật, cụ thể quy định tại Điều 234 Thời hạn kháng cáo, kháng nghị, cụ thể: “Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.

Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.”

Qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng chúng tôi thấy thực chất vấn đề thời hạn kháng cáo và kháng nghị giữa BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm cũ về cơ bản không có gì thay đổi mà thực chất BLTTHS năm 2015 chỉ quy định rõ hơn nội hàm của thời hạn kháng cáo, kháng nghị là đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

Vấn đề thời hạn kháng cáo và kháng nghị theo quy định của BLTTFS 2015 chưa có văn bản hướng dẫn, nhưng so với BLTTHS năm cũ không có gì khác do vậy, chúng ta vẫn phải vận dụng theo hướng dẫn của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS để áp dụng.

2. Cách tính thời hạn kháng nghị trong tố tụng hình sự

>> Xem thêm: Thủ tục và hình thức kháng cáo, kháng nghị vụ án hình sự ?

Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này:

– Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có ngày nghỉ lễ, tết nhưng không trùng vào ngày cuối cùng của thời hạn thì được trừ những ngày này không tính vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

– Quan điểm thứ hai cho rằng nếu trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có ngày nghỉ lễ, tết nhưng không trùng vào ngày cuối cùng của thời hạn thì không được trừ những ngày này để tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Theo quan điểm của cá nhân thì đồng ý với quan điểm thứ nhất bỡi vì khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Như vậy nếu không trừ những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì không có sự bình đẳng (công bằng) so với những người có quyền kháng cáo khác mà thời hạn kháng cáo không có ngày nghỉ lễ, tết. Để không có những quan điểm khác nhau theo tôi cần quy định rõ thời hạn kháng cáo, kháng nghị được tính là ngày làm việc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự ( BLTTHS) cũ thì đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết và khoản 1 Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên trong trường hợp xét xử bị cáo (tại ngoại) có mặt nhưng khi tuyên án vắng mặt, các đương sự khác khi xét xử có mặt, nhưng khi tuyên án vắng mặt thì thời hạn kháng cáo tính như thế nào? tính bị cáo, đương sự có mặt hay tính vắng mặt hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể.

3. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm

>> Xem thêm: Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự ?

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

4. Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị

>> Xem thêm :Thủ tục phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu công nhận, không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án, trọng tài nước ngoài

Kháng cáo kháng nghị là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Tiêu chí

Kháng cáo

Kháng nghị

Tham khảo thêm: Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự ?

Khái niệm

Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.

Hình thức

Kháng cáo lên toà phúc thẩm

03 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chủ thể thực hiện

– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

– Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp.

– Đối với Giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

– Đối với Tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung

ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Phạm vi

-Bản án hoặc quyết định sơ thẩm

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

– Những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp kháng nghị Giám đốc thẩm:

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thi hành luật khiếu nại

+Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Trường hợp Tái thẩm:

+ Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

+ Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

+ Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

+ Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Thời hạn

-Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Trường hợp quá hạn thì phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét

– Kháng nghị bán án sơ thẩm: thời hạn kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

– Kháng nghị quyết định sơ thẩm:

kể từ ngày toà án ra quyết định đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày và 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.

– Đối với Giám đốc thẩm: + Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

+ Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Đối với Tái thẩm:

+ Theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

+ Theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

5. Quy định rõ hơn về việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị

>>Xem thêm :Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thực hiện như thế nào ?

Tại Điều 238 BLTTHS quy định: “1. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”. Với điều luật trên cũng còn một số người trong cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng chưa thống nhất, cho rằng trước khi xét xử phúc thẩm thì mọi việc bổ sung, thay đổi kháng nghị đều không được làm xấu tình trạng của bị cáo. Thực tế, đã có một số thẩm phán của Tòa phúc thẩm đã bác kháng nghị bổ sung của Viện phúc thẩm 3 khi Viện phúc thẩm kháng nghị bổ sung kháng nghị của Viện kiểm sát tỉnh còn trong hạn luật định do hiểu chưa đầy đủ điều luật, trong đó cũng do điều luật (Điều 238 BLTTHS như đã nêu trên) quy định chưa rõ ràng.

Do đó, cần bổ sung khoản 1 Điều 238 BLTTHS cũ như sau: “Người kháng cáo và Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị, rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị theo luật định, nhưng không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập )

Tham khảo thêm: Luật đấu thầu nghị định 63

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !