logo-dich-vu-luattq

Mẫu hợp đồng hôn nhân (thỏa thuận tài sản trước/tiền hôn nhân)

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, nội dung bạn hỏi chúng tôi hướng dẫn như sau:

Thứ nhất về chế độ tài sản trước hôn nhân: chúng tôi tư vấn và hướng dẫn tại bài viết có nội dung tương tự, bạn có thể xem bài viết Quy định về thỏa thuận chế độ tài sản trước hôn nhân

Xem thêm: Thoả thuận hôn nhân

Thứ hai về mẫu hợp đồng tiền hôn nhân: Dưới đây Luật Minh Gia cung cấp Mẫu giấy thỏa thuận chế độ tài sản trước hôn nhân, bạn có thể tham khảo. Bạn có thể thay đổi, nội dung để phù hợp với trường hợp của bạn,

Hỏi tư vấn về thỏa thuận tài sản trước hôn nhân

Luật sư tư vấn pháp luật về Hôn nhân Gia đình, Gọi: 1900.6169

– Mẫu hợp đồng/Thỏa thuận tiền hôn nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY THỎA THUẬN TÀI SẢN TRƯỚC HÔN NHÂN

Tôi tên là….

Tôi tên là…

Làm giấy này với mục đích thỏa thuận về tài sản trước khi xác lập quan hệ hôn nhân.

Thứ nhất, xác định tài sản của từng người trước thời kỳ hôn nhân như sau:

– Tài sản của anh… (người chồng) bao gồm: (ghi từng tài sản, giá trị và mô tả tài sản, nguồn gốc)

– Tài sản của chị…(người vợ) bao gồm:

– Tài sản được đưa vào làm tài sản chung của hai người sau khi kết hôn bao gồm:..

Đọc thêm: Khi ly hôn chia tài sản chung thế nào?

Thứ hai, xác định các giao dịch liên quan đến tài sản:

– Các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của mỗi người với người thứ ba phải được có sự đồng ý của người kia, đối với những tài sản:…..

– Các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của mỗi người với người thứ ba không cần sự đồng ý của người kia, đối với những tài sản….

– Các giao dịch liên quan đến tài sản chung với người thứ ba phải được sự đồng thuận của 2 người.

Thứ ba, hưởng lợi từ tài sản:

– Đối với tài sản riêng của mỗi người, chủ sở hữu tài sản sẽ được hưởng lợi phát sinh từ tài sản.

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người trước khi kết hôn sẽ được xác nhận là tài sản riêng.

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người sau khi kết hôn được xác lập vào tài sản chung.

– Trước thời điểm kết hôn, hai bên có thể cho nhau hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của nhau theo ý chí của chủ sở hữu tài sản.

Thứ tư, giải quyết tranh chấp: các tranh chấp liên quan đến tài sản giữa 2 người được giải quyết theo thỏa thuận/ pháp luật.

Tôi….cam kết thực hiện đúng thỏa thuận này

Tôi…cam kết thực hiện đúng thỏa thuận này

Nếu một trong hai bên mà vi phạm thỏa thuận, gây thiệt hại đối với tài sản, quyền sở hữu tài sản của bên kia sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại…

…., Ngày…, tháng…, năm….

Chữ ký của 2 bên.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin ly hôn đồng thuận viết tay

– Tham khảo thêm tình huống luật sư tư vấn về chế độ tài sản vợ chồng để tìm hiểu thêm:

Thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng có thay đổi lại được không?

Câu hỏi: Xin chào luật sưTôi tên là H, xin được tư vấn một việc về trường hợp đã có thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng và muốn phân chia ngược lại như sau:Tôi có một mảnh đất đứng tên tôi năm 2010, sau đó tôi lập gia đình năm 2011 và xây nhà trong năm đó trên mảnh đất này. Vừa rồi có cho e chồng mượn để thế chấp vay tiền, phòng công chứng yêu cầu ký biên bản sát nhập mảnh đất đó vào tài sản chung của 2 vợ chồng sau đó mới cho vợ chồng tôi ký bảo lãnh vay thế chấp ngân hàng hộ e chồng tôi. Vậy khi trả xong nghĩa vụ với ngân hàng cái biên bản sáp nhập kia hết hiệu lực hay là có hiệu lực vĩnh viễn. Trường hợp tôi không muốn sát nhập vào tài sản chung thì có phải cả chồng ra ký lại biên bản không sáp nhập hay khôngTôi xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Trước hết theo quy định tại điều 46 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có nội dung như sau:

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Theo đó, từ quy định trên đối chiếu với vụ việc của bạn, trường hơp hai vợ chồng đã thỏa thuận đồng ý nhập tài sản riêng của bạn vào tài sản chung vợ chồng thì lúc này tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Nếu thời điểm hiện tại bạn không còn muốn nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì sẽ phải tiến hành thỏa thuận phân chia tài sản chung theo quy định tại điều 38 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy để phân chia lại tài sản này hai vợ chồng bạn sẽ phải lập thỏa thuận phân chia có công chứng của công chứng viên hoặc trường hợp đã tiến hành thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hai vợ chồng thì cần tiến hành thủ tục đăng ký biến động chỉ đăng ký tên của bạn là người có quyền sử dụng đất thì lúc này tài sản này mới trở thành tài sản riêng của bạn.

Tham khảo thêm: Những giấy tờ cần khi đăng ký kết hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !