logo-dich-vu-luattq

Thanh toán là gì? Nguyên tắc và các phương tiện thanh toán thông dụng?

Trong giao dịch dân sự thường ngày, để sở hữu một món đồ mọi người đều phải trả một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị tương ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh toán, nguyên tắc và các phương tiện thanh toán thông dụng ngày nay.

1. Thanh toán là gì?

Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (cá nhân hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý.

Xem thêm: Thanh toán là gì

Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hóa. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ …

2. Thanh toán tiếng Anh là gì?

Thanh toán trong tiếng Anh là “pay”.

3. Các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay

Phương thức thanh toán là cách thức, phương pháp thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Phương thức thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền mặt, séc, thanh toán qua ngân hàng, thư tín dụng, thanh toán bằng vật hay có sự thỏa thuận của các bên. Để hoàn thành một giao dịch mua hàng, khâu cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, là thanh toán. Nếu như trước đây, hình thức thanh toán chính chỉ là thanh toán bằng tiền mặt thì giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, bên cạnh hình thức thanh toán truyền thống thì các hình thức thanh toán mới đã xuất hiện như thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng phương thức chuyển khoản,… cụ thể:

Thanh toán bằng tiền mặt:

Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán phổ biến nhất, chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch mua bán nhỏ lẻ.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, có hiệu lực kể từ 1/3/2014.Nghị định đưa ra khái niệm về tiền mặt như sau: tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do ngân hàng nhà nước phát hành

Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.

Dịch vụ tiền mặt là hoạt động của ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác liên quan đến tiền mặt.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính hoặc ngân hàng nhà nước.

Đối với các giao dịch chứng khoán, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau. Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giải ngân vốn bằng tiền mặt phải thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Trong giao dịch hằng ngày còn có phương thức trả tiền mặt khi giao hàng. Đây là hình thức được người mua hàng tin dùng hơn cả vì đảm bảo hàng tận tay tới người tiêu dùng sau đó mới thanh toán. Hầu hết các website thương mại điện tử đều áp dụng phương thức COD (Cash On Delivery) cho phép người mua hàng đặt hàng trước mà không phải đặt cọc tiền và sau khi nhận được hàng thì người mua có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa, nếu hài lòng thì tiến hành thanh toán trực tiếp cho người giao hàng.

Đọc thêm: Chế độ nghỉ chờ việc của công ty

Thanh toán điện tử:

Đây là hình thức thanh toán trực tuyến, tiến hành ngay trên mạng Internet chỉ với một vài thao tác cực đơn giản.

Theo đó, khi tiến hành thanh toán điện tử, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn thao tác chuyển, nạp hay rút tiền tùy ý; thay vì sử dụng tiền mặt, dòng tiền giờ đây có thể lưu chuyển cực nhanh chóng thông qua các tài khoản trực tuyến

Hiện nay, ở Việt Nam có 04 hình thức thanh toán điện tử được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm: Thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh. Thực tế, mỗi hình thức đều có những ưu điểm vượt trội riêng và tùy vào nhu cầu, mong muốn mà người dùng có thể lựa chọn cho mình 1 hay nhiều hình thức phù hợp để sử dụng.

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

Thứ nhất, Thanh toán bằng thẻ tín dụng

Hiện nay thanh toán bằng thẻ tín dụng đang là phương thức thanh toán phổ biến nhất của các giao dịch thương mại điện tử, phương thức thanh toán này hiện đang chiếm tới 90% tổng các món giao dịch cũng như doanh số bán hàng. Ưu điểm lớn nhất của việc thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với người mua hàng là được tiếp cận với thông tin về sản phẩm, dịch vụ và người bán hàng một cách nhanh nhất. Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, giúp cho website bán hàng nhanh chóng xây dựng được niềm tin trong tâm trí của khách hàng tiềm năng, nâng cao được doanh thu nhờ việc tạo điều kiện mua hàng thuận lợi cho khách.

Với một chương trình thanh toán tự động thông qua thẻ tín dụng, người mua cũng như người bán hàng trong giao dịch thương mại điện tử sẽ giảm thiểu được thời gian và chi phí để xử lý séc khống, các đơn đặt hàng và các công việc liên quan đến lưu trữ chứng từ giấy.

Tuy nhiên để được chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, người bán hàng trực tuyến trên Internet cần phải ký kết với một đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ, và trang bị phần mềm, phần cứng cần thiết để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trên website bán hàng của mình.

– Thanh toán trực tuyến bằng thẻ có hai loại sau:

+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: với hình thức thanh toán này, khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.

+ Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: đây là hình thức chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở nước ngoài.

Thứ hai, thanh toán bằng ví điện tử.

Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

Ví điện tử được hiểu là một tài khoản trực tuyến dùng để chuyển – nhận tiền hay thanh toán bất kỳ giao dịch thông thường nào của chủ tài khoản: Mua thẻ điện thoại, vé xem phim,…

Tham khảo thêm: Sĩ quan là gì ? Khái niệm sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp khác nhau như nào ?

Ngày nay, người dùng muốn sử dụng phương thức thanh toán điện tử qua ví điện tử thì bắt buộc phải dùng điện thoại thông minh có tích hợp ví điện tử và có liên kết với ngân hàng thì mới có thể tiến hành thanh toán trực tuyến. Người tiêu dùng phải sở hữu ví điện tử của Momo, Zalopay, VnMart, NetCash, từ đó có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này. Ví điện tử có thể được gắn kết với tài khoản ngân hàng để chuyển tiền giữa ví điện tử và tài khoản. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt, chuyển khoản. Chi phí phải trả cho hình thức này tương đối thấp, chi phí đăng ký dịch vụ thường được miễn phí.

Thứ ba, Thanh toán bằng điện thoại thông minh

Đây là một hình thức thanh toán ra đời trong nền kinh tế số hóa, khá phổ biến và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai với đại đa số người tiêu dùng bây giờ ai cũng đã quá quen thuộc và sử dụng thành thạo Smartphone. Với dịch vụ này khi đi mua sắm, người tiêu dùng không cần phải mang theo tiền mặt mà thay vào đó là thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động thông minh với dịch vụ Mobile Banking.

Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ: Ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.

Hiện nay trên thị trường hình thức thanh toán này có thể thực hiện trên các thiết bị di động Smartphone

Chuyển khoản:

Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, người mua hàng chuyển tiền của mình sang tài khoản của người bán một số tiền nhất định hoặc có giá trị bằng hàng hóa đặt mua trước khi nhận được hàng. Hình thức thanh toán này chỉ nên thực hiện khi mua hàng tại các website lớn và có uy tín hoặc hai bên là khách quen của nhau. Bên cạnh lợi ích nó mang lại là người mua và người bán có thể thanh toán tiền cho nhau khi ở xa nhau thì cũng có những rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng, không như cam kết khi rao bán, quảng cáo và khó có thể đổi lại được hàng hóa nếu không ưng ý.

Xem thêm: Quy định về nguyên tắc trả lương và thời hạn trả lương hàng tháng

4. Nguyên tắc trong thanh toán

Vì thanh toán là hành vi chuyển giao tài sản giữa các bên nên phải đáp ứng được quy định của luật dân sự và các luật liên quan.

Các giao dịch dân sự trên thực tế rất đa dạng, phong phú. Dựa trên mỗi tiêu chí khác nhau, giao dịch dân sự được phân thành các loại các nhau như căn cứ vào tiêu chí chủ thể, giao dịch dân sự được phân thành họp đồng và hành vi pháp lý đơn phương; hay căn cứ vào hình thức của giao dịch, giao dịch được phân thành giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức lời nói, giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức văn bản và giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức hành vi; hay căn cứ vào tính chất có đền bù của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự được phân thành giao dịch dân sự có đền bù và giao dịch dân sự không có đền bù Về phương thức thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền mặt, séc, thanh toán qua ngân hàng, thư tín dụng, thanh toán bằng vật hay có sự thỏa thuận của các bên.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tham khảo thêm: Công tác cơ yếu là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !