logo-dich-vu-luattq

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 2015

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. Hãy cùng Luật sư hình sự thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sựCăn cứ khởi tố vụ án hình sự

Xem thêm: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 2015

>>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Tố giác của cá nhân

  • Việc khởi tố vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm.
  • Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015).

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền (Khoản 2 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015).
  • Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

  • Tin báo trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một dạng tin báo giống như của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy nhiên phương thức truyền tải thông tin sẽ bằng các phương tiện có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài truyền hình, đài phát thanh, …
  • Theo Khoản 4 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015 thì tố giác và tin báo về tội phạm có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản và trong trường hợp người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 5 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015.

>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục điều tra xét xử một vụ án hình sự như thế nào

Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

  • Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lí vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
  • Các cơ quan kiến nghị này có thể là Cơ quan thanh tra (theo Luật Thanh tra, Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan Thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra); Kiểm toán Nhà nước (theo Luật Kiểm toán nhà nước) …

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

  • Trong quá trình điều tra thì bên cạnh các cơ quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thì cũng có các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm. Như vậy theo quy định tại Khoản 5 Điều 143 Bộ luật TTHS, trong trường hợp thực hiện thực hiện công tác mà trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tội phạm thì có thể khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền.

Người phạm tội tự thú

Tham khảo thêm: án treo trong luật hình sự việt nam

Người phạm tội tự thúNgười phạm tội tự thú

  • Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện (Điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS).
  • Theo đó, khi người phạm tội đến tự thú thì cơ quan tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát (Khoản 1 Điều 152 Bộ luật TTHS).

Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

  • Bên cạnh các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự tại Điều 143 thì cũng sẽ có các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 Bộ luật TTHS dựa vào các căn cứ như sau:
  • Không có sự việc phạm tội;
  • Hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội phạm đã được đại xá;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sựThẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra

Theo Khoản 1 Điều 153 Bộ luật TTHS thì cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Thẩm quyền khởi tố của viện kiểm sát

Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật TTHS như sau:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

Thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử

Ngoài ra thì Hội đồng xét xử cũng có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm theo Khoản 4 Điều 153 Bộ luật TTHS.

Thẩm quyền khởi tố của một số cơ quan khác

Đọc thêm: Các vụ án hình sự có đồng phạm

Bên cạnh đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật TTHS.

>>>Xem thêm: Cần làm gì khi bị khởi tố hình sự

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp tại Điều 49 Bộ luật TTHS:

  • Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
  • Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
  • Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Căn cứ và thẩm quyền được khởi tố vụ án hình sự thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn luật hình sự từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

Scores: 4.9 (54 votes)

Tham khảo thêm: Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !