logo-dich-vu-luattq

Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta thường quen với thuật ngữ “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm”. Vậy, Tang vật là gì? Quy định của pháp luật về tịch thu tang vật như thế nào? Để giải đáp những nội dung trên, chúng tôi mời Quý Khách hàng tham khảo thông tin bài viết dưới đây:

Tang vật là gì?

Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý; là giấy tờ, tài liệu, chứng từ; là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác, có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính.

Xem thêm: Tang vật là gì

Có thể hiểu, tài sản được cá nhân vi phạm sử dụng trực tiếp, có liên quan đến hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là tang vật.

Tịch thu tang vật là gì?

Tịch thu tang vật là một trong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, “Tịch thu tang vật là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”.

Đây là một số giải thích cho câu hỏi Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì?

Khi nào tiến hành tịch thu tang vật?

Tham khảo thêm: Trục lợi trong kinh tế học là gì? Các vấn đề nảy sinh từ hiện tượng trục lợi

Cơ quan nhà nước áp dụng biện pháp tịch thu tang vật trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

a) Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;

b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu.

Xử lý tang vật bị tịch thu như thế nào?

Cơ quan nhà nước tịch thu tang vật liên quan của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính và xử lý tùy thuộc vào loại tang vật, cụ thể:

+ Nếu tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

Đọc thêm: Gia công cho nước ngoài

+ Nếu tang vật là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản;

+ Nếu tang vật là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

+ Đối với tang vật không thuộc trường hợp quy định trên thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện việc bán đấu giá; Trường hợp tang vật không còn giá trị thì Cơ quan tịch thu cần lập Hội đồng xử lý.

Lưu ý:

Trên thực tế, có trường hợp tang vật không thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp này, người có thẩm quyền tịch thu cần thông báo và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo được niêm yết, chủ sở hữu hoặc người có quyền liên quan đến tang vật có quyền đến nhận, nếu không tang vật sẽ được xử lý theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì? Khách hàng tham khảo nội dung bài viết có điều gì chưa hiểu rõ xin vui lòng liên hệ tổng đài hỗ trợ 1900 6557 để được giải đáp.

Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp là gì? Những điều ít người biết về doanh nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !