logo-dich-vu-luattq

Mẫu giấy ủy quyền 2022

Giấy ủy quyền 2022 dùng trong rất nhiều trường hợp, cụ thể là khi người cần phải thực hiện thủ tục hành chính nào đó mà không thể tự mình đứng ra thực hiện thì ủy quyền cho người khác làm thay. Vậy, Giấy ủy quyền 2022 là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Ủy quyền là gì?

Uỷ quyền được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó, tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép hay uỷ quyền đó. Đồng thời, ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.

Xem thêm: Tải mẫu giấy ủy quyền

Có thể thấy, ủy quyền là một hình thức chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác thay mình đảm nhận các nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cụ thể. Việc ủy quyền được thực hiện khi bản thân người ủy quyền không trực tiếp thực hiện được công việc đó. Pháp luật luôn tôn trọng, thừa nhận các hình thức ủy quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham giao giao dịch dân sự.

2. Mẫu giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao.

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý, là tài liệu ghi nhận về việc người ủy quyền chỉ định cho người được ủy quyền đại diện cho mình thực hiện một công việc hay thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi được ủy quyền.

Như vậy cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân, ủy quyền cho pháp nhân khác thay mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền. Thông thường, mẫu giấy ủy quyền sẽ hết hiệu lực ngay khi thực hiện xong nội dung ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi ủy quyền, nếu người được ủy quyền thực hiện hành vi vượt quá phạm vi thì sẽ gây nhiều hệ lụy và sẽ bị xử lý theo Bộ luật dân sự 2015.

3. Hình thức ủy quyền

Thông thường, hình thức ủy quyền là bằng văn bản (có thể có hoặc không công chứng, chứng thực tùy vào từng trường hợp cụ thể). Dưỡi đây là mẫu giấy ủy quyền thực tế bạn đọc có thể tham khảo:

Mẫu giấy ủy quyền giấy tờ nhà đấtMặt trước giấy ủy quyền mới 2022

Giấy ủy quyền mới 2020Mặt sau giấy ủy quyền 2022

4. Một số mẫu giấy ủy quyền thường gặp

4.1 Mẫu ủy quyền cá nhân số 1

Mẫu ủy quyền dành cho cá nhân

4.2 Mẫu đơn ủy quyền cá nhân số 2

Mẫu giấy ủy quyền dưới đây là mẫu giấy ủy quyền được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp cần ủy quyền chỉ dành cho cá nhân, không áp dụng cho cơ quan, tổ chức.

4.3. Giấy ủy quyền mua bán nhà đất mới nhất

Mẫu giấy ủy quyền trong trường hợp mua bán nhà đất khác với mẫu giấy ủy quyền thông thường về nội dung cần đề cập chi tiết hơn bởi thủ tục mua bán nhà đất còn liên quan tới nhiều bên và nhiều yếu tố khác nhau nên cần chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận hơn.

4.4 Giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB

4.5 Giấy ủy quyền ký giấy tờ Công ty

Mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ Công ty mời bạn đọc tham khảo và tải về. Trong mẫu giấy này sẽ đề cập đầy đủ về hình thức và nội dung. Mẫu giấy của Công ty khi ban hành sẽ được trích dẫn căn cứ đầy đủ theo Điều lệ và Quy chế của Công ty. Về nội dung ủy quyền trong mẫu đề cập những nội dung ủy quyền phổ biến dùng trong Công ty, bạn đọc tải về có thể chỉnh sửa sao cho phù hợp với phạm vi ủy quyền khi sử dụng mẫu giấy này.

4.6 Mẫu giấy ủy quyền giấy tờ nhà đất

Mẫu giấy ủy quyền giấy tờ nhà đất bên dưới là mẫu giấy người sử dụng ghi đầy đủ thông tin và bổ sung thêm mục công chứng, chứng thực để xin xác nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại văn phòng công chứng.

Ủy quyền là gì? Mẫu giấy ủy quyền 2021

4.7. Mẫu giấy ủy quyền cho người thân

5. Hướng dẫn cách viết Giấy ủy quyền

Cách viết Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày…. Bạn hãy đọc kỹ nội dung về cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ.

  • Quốc hiệu tiêu ngữ

Tham khảo thêm: Mẫu giấy nhận tiền cọc mua bán đất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

  • Tên loại giấy tờ

GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền

  • Bên ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CCCD/CMND, Hộ khẩu thường trú

  • Bên nhận ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CCCD/CMND, Hộ khẩu thường trú

  • Nội dung ủy quyền

Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy ủy quyền này có giá trị từ ngày …. đến ngày ….. Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

Sau này, nếu 2 bên có xảy ra tranh chấp thì Tòa án sẽ căn cứ vào văn bản này mà giải quyết.

6. Mẫu giấy ủy quyền viết tay

Bạn đọc khi lập giấy ủy quyền có thể viết tay hoặc đánh máy. Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào về hình thức của giấy ủy quyền, do vậy bản viết tay giấy ủy quyền vẫn được chấp nhận và có giá trị tương đương với bản đánh máy. Khác với bản viết sẵn bạn chỉ cần điền đúng thông tin thì với giấy viết tay, người viết sẽ phải tự viết form mẫu từ đầu đến cuối. Sau đây là những thông tin cơ bản của một giấy ủy quyền cần phải có:

– Ngày tháng năm lập ủy quyền.

– Thông tin các bên: Thông tin này phải bao gồm họ và tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ…

– Phạm vi ủy quyền: Trong mục này, các bên cần phải nêu rõ công việc ủy quyền. Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì…

– Thời hạn: Nêu rõ ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc việc ủy quyền hoặc có thể ghi là “cho đến khi hoàn thành xong công việc ủy quyền”. Ngoài ra, nếu hai bên không thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì thời hạn này sẽ mặc định là 01 năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.

Ngoài ra, các bên còn có thể thỏa thuận về thù lao của việc ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 562 Bộ luật Dân sự thì đây không phải yêu cầu bắt buộc…

7. Ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Hiện nay, hầu hết các văn bản hành chính đều được thực hiện dưới hình thức đánh máy. Do đó, rất nhiều người hoang mang về tính pháp lý của giấy ủy quyền viết tay. Ngoài ra, một số trường hợp viết giấy ủy quyền viết tay không được chấp nhận. Vậy theo quy định của pháp luật thì ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Pháp luật không có quy định cụ thể về Giấy ủy quyền mà chỉ quy định về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền vẫn làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền nên vẫn được coi là một giao dịch dân sự. Giấy ủy quyền được coi là hành vi pháp lý đơn phương.

Về hình thức của giao dịch dân sự, khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự nêu rõ: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”

Do đó, khi các bên sử dụng Giấy ủy quyền thì hoàn toàn có thể viết tay. Dù vậy, cần lưu ý các điều kiện có hiệu lực của Giấy ủy quyền viết tay nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy ủy quyền đăng ký xe máy

– Người ủy quyền có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với công việc ủy quyền.

– Người ủy quyền hoàn toàn tự nguyện.

– Mục đích và nội dung của Giấy ủy quyền không vi phạm điều cấm của luật cũng không trái đạo đức, xã hội.

Như vậy, ủy quyền bằng giấy viết tay hoàn toàn hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện để Giấy/Hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật.

8. Giá trị pháp lý Giấy ủy quyền cá nhân

Một trong những quan hệ ủy quyền phổ biến nhất là quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hoạt động ủy quyền cá nhân được thực hiện dưới các dạng chủ yếu sau:

  • Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2015);

Ví dụ: Ông A cư trú tại Nam Định vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp có thể ủy quyền cho bà B ở nhà quản lý tài sản khi ông A vắng mặt tại địa phương.

  • Ủy quyền giữa các cá nhân trong nội bộ pháp nhân, công ty hoặc doanh nghiệp (Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân).

Ví dụ: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân khác (phó giám đốc/trưởng phòng) thực hiện các nhiệm vụ của công ty thuộc thẩm quyền của người đại điện theo pháp luật.

  • Chủ thể của các giao dịch dân sự là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác… có thể ủy quyền cho một cá nhân để đại điện thực hiện các giao dịch dân sự cho mình (Điều 101, Bộ luật dân sự năm 2015);

Ví dụ: Khi hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất thì có thể ký hợp đồng ủy quyền để có một cá nhân đại điện hộ gia đình tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nhận tiền đền bù, khiếu nại giải quyết tranh chấp, đưa ra ý kiến khác nhằm bảo vệ lợi ích chung của hộ gia đình đó thông qua các cuộc họp…

Về nguyên tắc hoạt động ủy quyền cần xác lập những nội dung quan trọng tiên quyết như sau:

  • Xác lập quan hệ ủy quyền bằng văn bản: Quan hệ ủy quyền, đại diện theo ủy quyền phải được xác lập bằng văn bản theo đúng quy định tại Điều 135, Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền đại điện.
  • Quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền: Quan hệ ủy quyền cần xác lập thời hạn ủy quyền cụ thể theo thỏa thuận hoặc theo quy đinh của pháp luật (Điều 140, Bộ luật dân sự năm 2015 về thời hạn đại điên).
  • Quy định về nội dung ủy quyền (phạm vi ủy quyền): Người ủy quyền chỉ được thực hiện các nội dung công việc dựa trên phạm vi ủy quyền theo đúng quy định tại Điều 141, Bộ luật dân sự năm 2015 về phạm vi đại điện ủy quyền.
  • Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có thể phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể dựa trên nội dung của hợp đồng ủy quyền (Theo quy định từ Điều 274 đến 291 của Bộ luật dân sự năm 2015). Điều này được hiểu là Bên nhận ủy quyền có thể được hưởng một khoản thù lao theo sự thỏa thuận của các bên và cũng phát sinh các nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đủ không trái với nội dung ủy quyền. Đồng thời, nếu vi phạm cũng phát sinh nghĩa vụ bồi thường hoặc nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

Lưu ý: Về sự khác nhau về tên gọi giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 không tồn tại khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền (theo quy định từ Điều 562 đến Điều 569 của Bộ luật dân sự năm 2015). Như vậy, có thể thấy rằng tên gọi giấy ủy quyền là tên gọi khác của hợp đồng ủy quyền, nếu sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý chuyên ngành thì nên sử dụng khái niệm hợp đồng ủy quyền thay vì giấy ủy quyền như cách gọi và cách hiểu của người dân.

9. Giấy ủy quyền đất đai có thời hạn bao lâu?

Giấy ủy quyền đất đai là văn bản ủy quyền cho người khác đại diện mình thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai. Trên thực tế, giấy ủy quyền thường được dùng khi tiến hành các thủ tục như: đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, tách thửa hoặc hợp thửa đất, đính chính Giấy chứng nhận, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thông thường, khi thực hiện xong và nhận kết quả thì giấy ủy quyền sẽ không còn được sử dụng nữa do thỏa thuận của các bên. Thời hạn ủy quyền được quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 do sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm.

10. Giấy ủy quyền được chứng thực trong trường hợp nào?

Ngày 03/03/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo đó, việc ủy quyền thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền với 04 trường hợp sau:

  • Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
  • Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
  • Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
  • Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Danh sách các văn phòng công chứng tại Hà Nội, Hợp đồng thuê mượn nhà ở có phải công chứng? từ chuyên mục Phổ biến pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đọc thêm: Mẫu công văn chấp thuận thương thảo hợp đồng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !