Nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo thẩm quyền là việc Cơ quan điều tra ra quyết định nhập vào trong cùng một vụ án để tiến hành điều tra. Tách vụ án hình sự để điều tra được hiểu là phân chia vụ án hình sự ra thành hai vụ án trở lên để tiến hành điều tra.
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
+ Nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo thẩm quyền là việc Cơ quan điều tra ra quyết định nhập vào trong cùng một vụ án để tiến hành điều tra trong những trường hợp như sau:
– Thứ nhất, bị can phạm nhiều tội. Đây là trường hợp bị can đã phạm vào hai tội trở lên, mỗi lần phạm tội đó bị khởi tố về một vụ án hình sự độc lập. Quá trình điều tra làm rõ có đủ chứng cứ chứng minh, Cơ quan điều tra có thể nhập vụ án hình sự hoặc các vụ án đó vào thành một để tiến hàng điều tra. Ví dụ: Trần Văn H đã có quyết định khởi tố bị can và đang bị điều tra trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, hiện tại H đang được tại ngoại. Quá trình điều tra, phát hiện trước đó H đã bị khởi tố bị can, bị điều tra về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra có thể nhập vào trong cùng một vụ án để điều tra.
– Thứ hai, bị can phạm tội nhiều lần.
– Thứ ba, nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm. Việc nhập vụ án để điều tra chỉ khi cùng một lúc chưa làm rõ được hết việc phạm tội của các bị can này ở các lần khác nhau về một tội phạm, sau đó mới xác minh, làm rõ được. Mỗi lần phạm tội của các bị can, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự độc lập. Ví dụ, Cơ quan điều tra Công an quận HK đã ra 02 quyết định khởi tố vụ án hình sự về Tội cướp giật tài sản xảy ra trên địa bàn phường P và phường Q, quận HK nhưng chưa xác định được bị can gây án. Lần này, Cơ quan điều tra công an quận HK đã bắt quả tang các đối tượng M, N và H khi chúng đang thực hiện hành vi cướp giật tài sản trên địa bàn phường Q. Sau khi khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can với các đối tượng M, N và H về hành vi cướp giật tài sản theo tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan điều tra có đủ tài liệu, chứng cứ xác định cùng với lời khai nhận của các đối tượng đã gây ra 02 vụ cướp giật tài sản ở địa bàn phường P, Q về thời gian, địa điểm, tài sản cướp giật được…, kiểm tra, xác minh thấy đúng, Cơ quan điều tra có thể nhập 03 vụ án hình sự này vào một để tiến hành điều tra.
Điều luật quy định Cơ quan điều tra có thể nhập vụ án để tiến hành điều tra trong trường hợp cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Trường hợp này được hiểu Cơ quan điều tra đã làm rõ được bị can và tội danh mà bị can thực hiện. Xác định người khác có hành vi cấu thành Tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 389 BLHS năm 2015 hoặc Tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 BLHS năm 2015 hoặc tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Việc nhập chung vào một vụ án hình sự để điều tra có thể được thực hiện. Ví dụ, A phạm tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015. Sau khi A thực hiện tội phạm đã kể lại cho C, qua thông tin và bản thân C cũng biết chính A đã giết người. C giúp A trốn ra nước ngoài. Trong trường hợp này, hành vi của A bị khởi tố về tội giết người, hành vi của C bị khởi tố về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 BLHS năm 2015, cụ thể là C biết nhưng không tố giác hành vi giết người của A. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra có thể nhập vào một vụ án để điều tra cả hai vụ án nêu trên.
Tìm hiểu thêm: Quyết định tách vụ án hình sự
Cần lưu ý rằng điều luật không quy định bắt buộc phải nhập vụ án, trong thực tiễn, Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án hình sự nếu thấy việc đó giúp cho hoạt động điều tra được kịp thời, nhanh chóng khách quan, không để lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội chứ không phải là yêu cầu bắt buộc.
+ Tách vụ án hình sự để điều tra được hiểu là phân chia vụ án hình sự ra thành hai vụ án trở lên để tiến hành điều tra. Thực tế cho thấy Cơ quan điều tra chỉ tách vụ án khi trong một vụ có nhiều tội phạm được thực hiện, tội phạm xảy ra trong khoảng thời gian dài, nếu để trong cùng một vụ án mà điều tra, xử lý sẽ mất thời gian và không đảm bảo yêu cầu về thời hạn điều tra vụ án và việc tách vụ án này ra các vụ án khác nhau để điều tra là cần thiết. Vì vậy, điều luật quy định chỉ tách vụ án hình sự để điều tra trong những trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
+ Khoản 3 Điều luật quy định Cơ quan điều tra phải gửi quyết định nhập hoặc tách vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Điều luật xác định mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc nhập hoặc tách vụ án hình sự. Trường hợp không đồng ý với quyết định nhập, tách vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền hủy bỏ các quyết định này nhưng phải nêu rõ lý do.
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
Tham khảo thêm: Người tham gia tố tụng hình sự
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Thanh Đạt
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự
Tham khảo thêm: Năng lực trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tách vụ án hình sự