logo-dich-vu-luattq

Sáp nhập doanh nghiệp là gì

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập của các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản. Như vậy, sáp nhập là một dạng của tập trung tư bản.

Xem thêm: Sáp nhập doanh nghiệp là gì

Trong luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam cũng đã đề cập sáp nhập doanh nghiệp với tư cách là một dạng của tập trung kinh tế. Theo điều 17 của Luật này, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Như vậy, sáp nhập diễn ra khi một doanh nghiệp nhập vào một doanh nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại của mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp A nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không tồn tại nữa, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp nhập khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay nhau “đồng vai phải lứa” dù rằng trên thực tế về mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu.

Tìm hiểu thêm: Đấu giá tài sản là gì ? Khái niệm về đấu giá tài sản

Nhìn rộng ra, hợp nhất doanh nghiệp cũng là một dạng đặc biệt của của sáp nhập. Ví dụ doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp C, nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và tất nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh nghiệp C.

Hiện nay trên thế giới, người ta thường nhắc đến thuật ngữ M&A (sáp nhập và mua bán doanh nghiệp). Mặc dù chúng thường được đề cập cùng nhau nhưng vẫn có sự khác biệt về bản chất.

Mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua. Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán.

Trên thực tế, thường thấy phổ biến các giao dịch mua bán doanh nghiệp trong đó có thể không dẫn đến kết quả sáp nhập. Ví dụ doanh nghiệp B mua một lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp A, dù đủ lớn để biến thành một thương vụ sáp nhập nhưng nếu bên B quyết định là bên A sẽ vẫn tồn tại riêng rẽ như một công ty con của B thì đó không phải là sáp nhập; hoặc nếu bên B mua toàn bộ hoặc hầu hết tài sản của bên A và thanh toán bằng tiền hoặc cổ phiếu của bên B và bên A lúc này chỉ còn là cái vỏ bọc mà không còn hoạt động nữa và cổ đông của bên A không thay đổi, tài sản còn lại duy nhất của bên A là tiền hoặc cổ phiếu do bên B thanh toán.

Các dạng thức mua bán doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau: (1) Sáp nhập và Hợp nhất: Đơn giản về pháp lý; Không tốn kém, không cần các chuyển nhượng về tên hiệu của doanh nghiệp; Tất cả các khoản nợ phải trả được thừa nhận bao gồm cả những khoản tranh chấp tiềm năng; Yêu cầu 2/3 cổ đông của hai bên nhất trí thông qua; Các cổ đông có quyền khiếu kiện để nhận được giá trị thực của họ (quyền đánh giá lại). (2) Mua cổ phần (thông qua đấu thầu):Không cần phải tổ chức đại hội cổ đông hoặc không cần yêu cầu về biểu quyết; Bên mua có thể gặp trực tiếp các cổ đông để thương thuyết mà không cần qua ban lãnh đạo; Ban lãnh đạo của bên bán có thể “phản kháng” và làm quá trình mua cổ phần tốn kém và mất công hơn; Thường chỉ có một số thiểu số cổ đông nắm giữ cổ phần. (3)Mua các tài sản: Chỉ cần 50% cổ đông thông qua; Chuyển nhượng các tài sản có thể tốn các chi phí liên quan đến pháp lý như sang tên chủ sở hữu,…

Đọc thêm: Sức khỏe loại 2 về răng là thế nào

Một câu hỏi nữa đặt ra là liệu có nhất thiết khi sáp nhập hai doanh nghiệp phải có cùng quy mô, và nếu không cùng quy mô thì liệu bên nhận sáp nhập phải là bên có quy mô lớn hơn ? Câu trả lời là không nhất thiết phải cùng quy mô và không nhất thiết bên nhận sáp nhập bắt buộc phải có quy mô lớn hơn. Bởi lẽ trong thực tế, vì một lý do nhất định (VD: thuế,…), bên có quy mô lớn hơn có thể sáp nhập vào bên có quy mô nhỏ hơn. Quy mô hoạt động, giá trị ròng của doanh nghiệp, số lượng lao động, ai sẽ được cử làm chủ tịch Hội đồng quản trị, ngay thậm chí cả tên gọi của doanh nghiệp sau sáp nhập đôi lúc cũng không quá nhiều ý nghĩa đối với bên nhận sáp nhập vì nói cho cùng sáp nhập được xây dựng trên cơ sở đồng thuận.

Sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được phân biệt với liên doanh. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều các doanh nghiệp cùng góp một phần tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Nghĩa là nếu một bên A và một bên B liên doanh với nhau hình thành một doanh nghiệp C thì sau khi liên doanh có sự tồn tại của cả ba doanh nghiệp A, B và C.

Từ những phân tích trên đây có thể rút ra được khái niệm của sáp nhập doanh nghiệp như sau:

Sáp nhập doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là giao dịch trong đó một hoặc một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Sáp nhập theo nghĩa rộng ngoài định nghĩa theo nghĩa hẹp còn bao gồm cả việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp trước sáp nhập (sáp nhập theo nghĩa rộng bao gồm cả hợp nhất)./.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)

Tìm hiểu thêm: Đặt cọc là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !