Nền kinh tế Việt Nam ta ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Theo sự phát triển của thời đại, những mô hình kinh doanh cũng từng ngày có sự thay đổi từ truyền thống đến hiện đại. Ngày nay, chúng ta có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền một cách dễ dàng, song quan trọng vẫn là sự am hiểu, nắm rõ và tường tận để nắm bắt những lợi ích và có thể phòng tránh những rủi ro trong loại hình kinh doanh này..
Nội dung chính
1. Nhượng quyền thương hiệu đem lại lợi ích gì?
- Ít rủi ro nhất
Lợi ích ban đầu của việc thuê nhượng quyền là mang tính ít rủi ro. Với tỷ lệ thất bại 90% trong 3 năm đầu, việc bắt đầu một sự nghiệp mới – một thương hiệu mới là khá nguy hiểm. Khi bạn xem xét tại sao lại có nhiều thương hiệu lại gặp thất bại, bạn sẽ thấy lý do cơ bản là người chủ không chỉ đưa ra sản phẩm hay dịch vụ của mình mà còn phải nắm bắt được quá trình hoạt động, tìm và tiến tới mục tiêu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Việc việc thuê nhượng quyền sẽ giảm thiểu những rủi ro mà thực tế kinh doanh đưa ra nhờ lợi thế cạnh tranh của nơi nhượng quyền, tăng những hiệu quả của nó với sự hỗ trợ từ phía thương hiệu mạnh và marketing, địa điểm và đào tạo. Bạn có trở thành ông chủ một chi nhánh có những hệ thống cung cấp gắn liền.
Xem thêm: Rủi ro trong nhượng quyền thương mại
- Thử trước khi mua
Một lý do khác để mua nhượng quyền là nhà đầu tư có thể tham quan các mô hình nhà hàng có sẵn, thử dịch vụ, thử món ăn, tham khảo cách quản lý để họ có thể biết được mô hình kinh doanh này là có phù hợp với họ hay không.
Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu có tiếng tăm là có lợi thế ưu việt, vì nó được xác định rõ phương thức hoạt động, các sản phẩm hay dịch vụ đã được bán thành công
Sức mạnh buôn bán theo nhóm. Các nhà đầu tư được hưởng lợi rất nhiều từ lợi thế này: mua được các nguồn nguyên vật liệu rẻ, chất lượng. Giá đầu vào thấp, đầu ra sẽ thấp, tăng khả năng cạnh tranh triệt để.Có thể hỗ trợ về mặt nhân sự, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm…
- Sự trung thành của người tiêu dùng
Nhượng quyền kinh doanh sẽ cung cấp 1 hệ thống nhất quán trong quá trình hoạt động. Nhờ vậy mà người tiêu dùng sẽ được nhận chất lượng và giá trị sử dụng đồng đều, có hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Một hệ thống nhất quán mang lại những ưu điểm của lợi thế theo quy mô, nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, tận dụng những dạng thức đã được công nhận.
Tìm hiểu thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại
Áp dụng mô hình kinh doanh đã được thiết lập. Nơi cung cấp quyền kinh doanh cũng sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ quản lý, bao gồm thủ tục tài chính, nhân viên, quy trình quản lý. Một cá nhân với kinh nghiệm trong các lĩnh vực có thể không đồng nghĩa với việc biết cách áp dụng chung 1 ngành kinh doanh mới. Người cấp quyền kinh doanh sẽ giúp đỡ các chi nhánh vượt qua sự thiếu kinh nghiệm.
- Kế hoạch phát triển kinh doanh của nơi cấp quyền kinh doanh
Sẽ giúp các chi nhánh phát triển kế hoạch kinh doanh. Rất nhiều yếu tố của kế hoạch là những thủ tục tiêu chuẩn được đặt ra bởi nơi cấp quyền kinh doanh. Những phần khó khăn nhất là khi bắt đầu, thậm chí đối với cả những người quản lý kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức để tạo lập một ngành kinh doanh mới.
- Hỗ trợ marketing chuyên nghiệp
Một trong những thuận lợi lớn nhất của việc cấp quyền kinh doanh là hoạt động marketing hỗ trợ từ phía chủ nhượng quyền. Nơi cấp quyền kinh doanh có thể chuẩn bị và trả chi phí cho việc phát triển những chiến dịch quảng cáo chuyên nghiệp. Việc marketing trong phạm vi quốc gia hay địa phương đều có lợi cho tất cả các nhà hàng chi nhánh. Thêm nữa, nơi cấp quyền kinh doanh có thể đưa ra những lời khuyên làm thế nào để phát triển chương trình marketing có hiệu quả cho một vùng thông qua quỹ marketing, điều này có thể giúp các nhà hàng chi nhánh chia sẻ chi phí trong nguồn thu nhập của họ.
2. Rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đến từ những nguồn nào?
Rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thường đến từ hai nguồn chủ yếu sau:
Đến từ chuỗi cung ứng
Bạn có hai loại nhà cung cấp là:
- Nhà cung cấp chiến lược: Bên cung cấp những nguyên vật liệu cốt lõi, và tất cả các bên nhận nhượng quyền bắt buộc phải sử dụng nguyên vật liệu của nhà cung cấp này;
- Nhà cung cấp phi chiến lược: Bên cung cấp nhỏ, tùy thuộc vào từng thị trường và khu vực có thể sử dụng những nhà cung cấp khác nhau vì nó không ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng của hệ thống nhượng quyền.
Và đối tác nhận quyền của bạn sẽ làm việc trực tiếp với nhà cung cấp phi chiến lược ở từng khu vực khác nhau. Và chính điểm này gây nên rủi ro cho cho hệ thống và thương hiệu, bởi nó nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.
Tìm hiểu thêm: Tên thương mại là gì ? Quyền sử dụng, đăng ký tên thương mại ?
Ví dụ: trong quan hệ giữa nhà cung cấp phi chiến lược và đối tác nhận quyền xảy ra mâu thuẫn. Đối tác nhận quyền của bạn không trả tiền cho nhà cung cấp, nhà cung cấp ngừng cung cấp nguyên vật liệu. Đối tác nhận quyền hoặc là ngừng bán sản phẩm trong danh sách sản phẩm, hoặc là tìm nhà cung cấp khác. Rủi ro xảy ra ở đây là nhà cung cấp mới này chưa thông qua sự phê duyệt của bạn, bạn không kiểm soát được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Đây là rủi ro đã từng xảy ra trên thực tế của nhiều thương hiệu nhượng quyền lớn.
Rủi ro từ quan hệ nhượng quyền thương hiệu
Khi bạn là bên doanh nghiệp nhượng quyền và bên đối tác nhận quyền có những mâu thuẫn xảy ra. Dẫn đến việc tương tác giữa hai bên bị gián đoạn, không thuận lợi. Trong trường hợp này, bên đối tác nhận quyền sẽ thường làm những việc mình cho là đúng, tự mình quyết định mà không cần sự đồng ý của đối tác nhượng quyền.
Ví dụ: đối tác nhận quyền trong thời gian mâu thuẫn họ mua hàng hoá khác, thay đổi cách phục vụ, thay đổi công thức của sản phẩm, đưa thêm những sản phẩm mà ko phù hợp với mô hình của bạn, sản phẩm chưa được bạn phê duyệt sử dụng trong hệ thống,… Điều này khiến cho khách hàng “bối rối”, cảm thấy thương hiệu của bạn không giữ đúng cam kết, có thể khách sẽ phàn nàn về những thay đổi không phù hợp với phong cách họ đã quen đối với thương hiệu của bạn,… Đây là rủi ro lớn ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Dù rủi ro xảy ở đâu, ở chi nhánh nhượng quyền của đối tác nhận quyền hay ở chi nhánh do bạn tiếp quản thì dù rủi ro chỉ xảy ra ở một chi nhánh nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và cả thương hiệu. Rủi ro từ nhà cung cấp hay từ đối tác nhận quyền có thể xuất phát từ những điều nhỏ nhất nhưng có thể gây ra hậu quả lớn mà ko thể lường hết được. Vì vậy bạn cần có sự chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc để có thể xử lý tốt trong quá trình nhượng quyền.
Trên đây là chia sẻ của Mạnh Hoạch về những lợi ích và rủi ro khi kinh doanh nhượng quyền. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Tìm hiểu thêm: Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 mới nhất năm 2022
- 7 Lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền hấp dẫn nhất tại Việt Nam
- 5 Lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền nhất định phải biết