logo-dich-vu-luattq

Quyền thừa kế là gì ? Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu ?

1. Khái niệm quyền thừa kế ?

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Xem thêm: Quyền thừa kế là gì

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…) vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.

2. Lịch sử hình thành quan hệ thừa kế của loài người ?

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay ttong thỏi kì sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kì này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sổng được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Nghiên cứu về thừa kế, Ph.Ăngghen viết:

“Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nêu lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.

Quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Bởi lẽ, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất. Sự chiếm hữu vật chất được thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác. Sự chiếm hữu đó là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan hệ thừa kế.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tuy là một nền sản xuất đơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn nhưng nền sản xuất đó cũng nằm trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Do vậy, quan hệ sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài ngưởi.

3. Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, xuất hiện nhà nước, việc chiếm giữ những của cải vật chất trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị xã hội. Vì vậy, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định nhằm điểu chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội. Những quy phạm pháp luật đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu của các sở hữu chủ trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trinh tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết cho những người còn sống.

Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lí, song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Giữa chúng có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ, từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong quan hệ thừa kế.

Đọc thêm: Hộ khẩu tạm trú là gì

Trong xã hội phong kiến hoặc trong xã hội tư bản – những xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kể là thừa hưởng tư liệu sản xuất của người đã chết để duy trì sự bóc lột sức lao động người khác và củng cố địa vị xã hội của những người thừa kế. Trong chế độ XHCN, một chế độ dựa trên nền tảng công hữu hoá tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, rừng núi, sông, hồ… nhà nước là người đại diện cho nhân dân nắm giữ tư liệu sản xuất để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng. Quyền thừa kế là thừa hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp mà nhà nước cho phép chuyển dịch. Đối tượng của thừa kế là những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng như: nhà máy, cổ phần và các máy móc phục vụ cho sản xuất công, nông nghiệp…

Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác, Nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 621 bộ luật dân sự năm 2015). Mặt khác, Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình, làm cho đất nước văn minh và phồn vinh.

4. Phân tích về Bản chất của quyền thừa kế

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật của các quốc gia ghi nhận. Tuy vậy, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau sự quy định cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu ttong xã hội đó. Trong xã hội mà nền tảng kinh tế của chúng được dựa vào chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kế sẽ bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột trong xã hội đó.

Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội, vì vậy quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc.

Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền, nghĩa vụ của người đã khuất. Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền, nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản.

Trong chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản của họ để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế, mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của những giai cấp đó đối với nhân dân lao động. Trong các xã hội có các chế độ sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những phương thức để củng cố và phát triển chế độ sở hữu đó.

Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là quy luật khách quan nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việc thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Pháp luật của Nhà nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân phong kiến để lại, tạo môi trường pháp lí thuận lợi, làm cho nhân dân lao động yên tâm lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào xã hội, phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình. Mặt khác, thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó, xác định diện những người thừa kế cũng như phương thức chia di sản thừa kế trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò, xã hội của nó.

5. Chủ thể của quyền thừa kế

Về chủ thể của quyền thừa kế trong trường hợp này bao gồm: Quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.

5.1 Quyền thừa kế của người để lại di sản:

Tìm hiểu thêm: Câu hỏi pháp lý là gì

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Trường hợp có di chúc của người chết để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc.

– Trường hợp người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.

5.2 Quyền thừa kế của người nhận di sản:

Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc. Người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.

Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.

– Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng cảm ơn!

Đọc thêm: Xe tải là gì? tất tần tật những điều cần biết về xe tải

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !