logo-dich-vu-luattq

Quy trình xử lý vi phạm hành chính

Các cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nếu thuộc lĩnh vực mình quản lý. Song việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính cần đảm bảo trong việc thực hiện cần đúng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền.

Đồng thời việc ban hành và việc ban hành ra quyết định xử phạt phải có căn cứ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Vậy thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự như thế nào?

Xem thêm: Quy trình xử lý vi phạm hành chính

Để có được câu trả lời cho câu hỏi nêu trên, Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Thủ tục xử lý vi phạm hành chính là tổng hợp các bước thực hiện của cơ quan có thẩm quyền từ khâu phát hiện ra hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập biên bản và cuối cùng là ban hành quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Trong các văn bản pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào giải thích khái niệm thủ tục xử phạt hành chính khi có khi phạm là gì? Khái niệm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm những gì?

Tùy thuộc vào tùy trường hợp vi phạm mà dựa theo mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định xem việc xử phạt có cần lập thành văn bản hay không.

Với trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp này sẽ được áp dụng trong trường hợp là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, còn 500.000 đồng đối với tổ chức.

Tham khảo thêm: đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tuy nhiên trong trường hợp vi phạm hành chính mà phát hiện lỗi vi phạm do việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Lưu ý: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập thành biên bản thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định cùng thông tin họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm cũng như ghi rõ hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm và họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt và ghi rõ mức tiền phạt.

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có phải lập biên bản thì Khách hàng có thể tham khảo quy định tại Điều 57 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Chú ý là việc xử lý vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Trong hồ sơ xử phạt hành chính phải bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính cùng các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Quy trình, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được Luật Hoàng Phi hướng dẫn thông qua các bước sau:

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Bước 2: Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Lưu ý: Mẫu biên bản cần được thực hiện theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ.

Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.

Đọc thêm: Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô

Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Đó là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi trong việc cùng Khách hàng đi tìm hiểu những quy định liên quan đến trình tự, Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết có vấn đề gì Khách hàng chưa hiểu hết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.6557 để được nhân viên chuyên môn giải đáp thêm.

Tìm hiểu thêm: Cách đăng ký tạm trú tạm vắng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !