logo-dich-vu-luattq

Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?

Đăng ký địa điểm kinh doanh 700.000đ gọi 0967 370 488

Xem thêm: Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ (theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).

Chẳng hạn như Công ty A có trụ sở chính ở quận Đống Đa, Hà Nội và chuỗi cửa hàng trên các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội. Như vậy theo quy định, ngoài nơi làm trụ sở chính, công ty A còn được thành lập thêm các địa điểm kinh doanh khác (có giấy phép đăng ký kinh doanh).

Khi thành lập địa điểm kinh doanh có những yêu cầu gì?

Các doanh nghiệp có ý định thành lập địa điểm kinh doanh cần biết rõ những quy định sau:

Quy định về tên của địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh

Đọc thêm: đăng ký xe ô tô hộ kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh

Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
  • Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.​

Xem tiếp: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Quy định về phạm vi ngành nghề tại địa điểm kinh doanh

Ngành nghề nào tại địa điểm kinh doanh là do doanh nghiệp quyết định. Do đó, không có quy định nào về phạm vi ngành nghề đối với địa điểm kinh doanh (điều này không thể hiện trong giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh).

Các bước làm thủ tục thành lập đăng ký địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ như:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Tham khảo thêm: Sau khi đăng ký kinh doanh cần làm gì

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Trí Nam

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh

Khi có ý định đăng ký địa điểm kinh doanh, nếu quý doanh nghiệp không có nhiều thời gian để tự thực hiện thì có thể sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Trí Nam. Lựa chọn văn phòng luật sư hỗ trợ, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quý khách hàng:

  • Thủ tục nhanh gọn, đơn giản: Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin địa điểm đăng ký kinh doanh và ký đóng dấu giấy tờ. Việc hoàn thiện và nộp hồ sơ, nhận kết quả sẽ do Luật Trí Nam thực hiện.
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: Qúy khách hàng sẽ không phải tự đi đăng ký, nộp hay theo dõi nhận kết quả, bởi đã có chúng tôi đảm nhiệm.

Luật Trí Nam đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ các công việc sau, khi được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ:

  • Tư vấn cho khách hàng đầy đủ về những quy định khi đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả ở phòng đăng ký kinh doanh
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục thuế tại địa điểm kinh doanh sau khi thành lập
  • Chuyển giao hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp.

Khi thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh quý khách hàng sẽ nhận được kết quả

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng

Một số lưu ý

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Những thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập địa điểm kinh doanh?

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Mức thuế môn bài năm 2022 đối với 01 địa điểm kinh doanh là 1.000.000 vnđ/năm
  • Treo biển (đúng quy định) tại địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi thường gặp

Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Trả lời: Đại điểm kinh doanh không được phép đăng ký, sử dụng con dấu.

Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế không?

Trả lời: Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài (1.000.000 vnđ/năm)

Hy vọng những thông tin chia sẻ của chúng tôi trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật Trí Nam theo số hotline 0967 370 488 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ cho thuê địa điểm đăng ký kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !