logo-dich-vu-luattq

Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương mới nhất

Theo Điều 115 Bộ luật lao động có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ việc không lương như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

Xem thêm: Quy định nghỉ việc riêng

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương“.

Với quy định trên thấy rằng:

Đối với việc nghỉ việc riêng : khi người lao động nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp quy định theo khoản 1 điều 115 thì người lao động vẫn sẽ được hưởng nguyên lương bình thường.

Đối với việc nghỉ không hưởng lương: theo quy định trên pháp luật thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115. Ngoài ra người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115.

Xem thêm: Thủ tục xin nghỉ không lương? Nghỉ không lương có phải đóng BHXH?

Như vậy, nếu lý do người lao động nghỉ không thuộc những trường hợp tại Điều 116 Bộ luật lao động thì việc người lao động xin nghỉ phải có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động thì mới được nghỉ không hưởng lương.

Quy-dinh-ve-nghi-viec-rieng-nghi-khong-huong-luong.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

1. Muốn nghỉ việc riêng mà công ty không cho thì phải làm gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi nghỉ việc ở công ty và có viết đơn xin nghỉ việc theo luật lao động đối với nhân viên hợp đồng vô thời hạn là trước 45 ngày. Trong khoảng thời gian đó tôi muốn xin nghỉ việc riêng 2 ngày nhưng công ty không cho. Mà nói rằng nếu tôi nghỉ như vậy sẽ phải làm bù thêm 2 ngày sau ngày nghỉ luôn của tôi.

Sau 30 ngày viết đơn tôi nói có thể cho tôi nghỉ luôn được không tôi hứa với công ty là sẽ bàn giao hết công việc cho người thay thế và hoàn thành hết việc của tôi, thì công ty nói nếu tôi nghỉ như vậy thì khi tôi đến lấy sổ bảo hiểm sẽ bắt tôi ký 1 tờ biên bản phạt 14 ngày lương của 45 ngày-30 ngày theo giấy báo nghỉ việc bằng tiền mặt. Luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc trên là công ty của tôi làm vậy có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Xem thêm: Thời gian nghỉ không hưởng lương của viên chức tối đa là bao lâu?

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc không hưởng lương mới nhất năm 2022

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Như vậy, Việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty bạn và đã thông báo cho công ty bạn là trước 45 ngày thì hoàn toàn hợp pháp theo quy định trên.

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Xem thêm: Người lao động nên tạm hoãn hợp đồng hay xin nghỉ không lương?

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Nếu như việc nghỉ việc riêng của bạn mà thuộc một trong các trường hợp quy định theo Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 ở trên thì bạn vẫn sẽ được hưởng nguyên lương bình thường. Đối với trường hợp bạn nghỉ việc riêng mà không hưởng lương thì theo quy định của pháp luật thì xảy ra 2 trường hợp:

Đọc thêm: Quy định khám sức khỏe định kỳ

Xem thêm: Công văn 156/QHLĐTL-TL năm 2019 về tiền lương nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành

– Thứ nhất, nếu việc nghỉ riêng của bạn thuộc vào khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 thì bạn sẽ được nghỉ 01 ngày không hưởng lương và phải thông báo cho công ty của bạn biết;

– Thứ hai, bạn có thể thỏa thuận với công ty bạn về việc nghỉ không hưởng lương.

Đối với trường hợp thứ hai, thì việc thỏa thuận giữa bạn và công ty bạn về việc bạn nghỉ việc riêng không hưởng lương thì sự thỏa thuận đó không được trái với quy định của Bộ luật lao động năm 2019.

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Xem thêm: Công văn 906/BHXH-QLT năm 2020 về thủ tục xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19 do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy, sau 30 ngày viết đơn bạn xin nghỉ luôn chưa báo trước cho công ty bạn biết dù bạn có hứa bàn giao hết công việc cho người thay thế và hoàn thành hết việc của bạn nhưng theo quy định của pháp luật thì đây là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo như phân tích trên việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty và thông báo trước công ty 45 ngày là hợp pháp.

Do vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật này thì bạn sẽ phải bồi thường cho công ty bạn một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước, cụ thể là 15 ngày còn lại bạn nghỉ. Do vậy công ty đưa ra nội dung xử phạt bạn 14 ngày của 45 ngày còn lại hoàn toàn đúng nội dung quy định nêu trên,

2. Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ việc không lương:

Tóm tắt câu hỏi:

Em chào các anh chị. Hiện em đang làm hợp đồng dài hạn (hợp đồng 168) cho trường học bây giờ em muốn xin nghỉ việc không hưởng lương 1 thời gian có được không ạ. E đang cần gấp mong sớm nhận được hồi âm của anh chị.?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ việc không lương như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

Xem thêm: Quy định nghỉ việc riêng

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

Xem thêm: Công văn 36/KTNN-TCCB hướng dẫn thủ tục, quy trình giải quyết chế độ nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng không hưởng lương, nghỉ ra nước ngoài vì việc riêng, nghỉ ốm đau, thai sản do Kiểm toán Nhà nước ban hành

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Vì vậy, theo quy định trên nếu như người lao động mong muốn nghỉ không hưởng lương một thời gian dài hay ngắn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Như vậy, hiện nay pháp luật lao động cho phép người lao động nghỉ việc không hưởng lương nếu trong trường hợp thỏa thuận được với người sử dụng lao động do đó nếu bạn báo cáo với nhà trường và nhà trường sắp xếp được người thay thế vị trí của bạn trong thời gian nghỉ, cho phép bạn nghỉ thì bạn có quyền nghỉ mà không vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội, thì căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 42 Mục 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH

“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”

Xem thêm: Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

Theo đó, bạn xin nghỉ việc không hưởng lương quá 14 ngày trong tháng thì không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội và phải báo giảm bảo hiểm.

3. Nghỉ việc đột xuất do bận việc gia đình có bị trừ lương không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Đối với viên chức đang công tác giáo dục tại các trường học, khi nghỉ để khám chữa bệnh tư nhân 1 ngày hoặc nghỉ có việc đột xuất trong gia đình thì nhà trường trừ lương của người đó, xin luật sư cho tôi biết, có quy định nào như vậy không? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 13 Luật viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

“1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quy định về xin nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, nghỉ ốm đau mới nhất

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

Xem thêm: Quy định nghỉ việc riêng

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Như vậy, theo quy định trên, thì nếu trường hợp bạn nghỉ việc riêng vì lý do kết hôn, con kết hôn; bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, bố nuôi, mẹ nuôi chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết thì vẫn được hưởng nguyên lương, nhà trường vẫn phải trả đủ 100% tiền lương cho bạn; nếu bạn nghỉ việc riêng vì các lý do khác thì không được hưởng lương trong những ngày đó.

Đọc thêm: Quy định về chỉ định thầu

Đối với trường hợp nghỉ đi khám chữa bệnh, căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Theo quy định trên thì nếu bạn nghỉ để khám chữa bệnh theo trường hợp hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội mà có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì được nghỉ và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, đơn vị sử dụng lao động sẽ không chi trả tiền lương cho bạn trong những ngày nghỉ này.

4. Thời gian được phép cho nghỉ việc riêng không hưởng lương là bao lâu?

Tóm tắt câu hỏi:

Thỏa ước tập thể công ty quy định nghỉ việc riêng không hưởng lương không quá một tháng/năm. Tôi bị tai nạn rủi ro đã nghỉ qua công ốm và đã được công ty tạo điều kiện cho nghỉ việc riêng không hưởng lương 2 tháng. Do cần thời gian phục hồi sức khỏe tôi làm đơn xin nghỉ việc riêng không lương thêm 2 tháng Giám đốc công ty không cho nghỉ với lý do vì vượt quá quy định trong Thỏa ước lao động tập thể, giám đốc không giải quyết được.

Được biết theo quy định Bộ luật lao động năm 2012 không quy định thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương. Thời gian xin nghỉ việc riêng không hưởng lương do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tôi xin hỏi nếu Giám đốc cho nghỉ thêm giám đốc có vi phạm gì không? Rất mong nhận được tư vấn sớm của luật sư xin cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

– Tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Căn cứ vào quy định này thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra thì người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

– Tại Điều 75 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật”.

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động thông qua thương lượng tập thể. Nội dung của thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Như vậy, đối chiếu với quy định của Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 áp vào trường hợp của bạn, nghỉ việc riêng không lương đã được quy định trong Thỏa ước lao động tập thể của công ty: “Nghỉ việc riêng không hưởng lương không quá một tháng/năm”, quy định của trong thỏa ước lao động tập thể này không được trái với quy định của Bộ luật lao động.

Trong Bộ luật lao động năm 2019 có quy đinh: Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Vậy, trong trường hợp của bạn, bạn và công ty đã thỏa thuận nghỉ việc riêng không lương 2 tháng. Sau thời gian nghỉ không lương 2 tháng bạn lại có yêu cầu được nghỉ thêm 2 tháng với lý do vì việc riêng nhưng không được Công ty đồng ý là hoàn toàn hợp pháp, không có sự vi phạm. Trường hợp của bạn, nếu công ty không đồng ý thì bạn không thể nghỉ việc riêng không lương thêm 2 tháng.

– Tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động ốm đau điều trị dài ngày như sau:

“Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục”.

Căn cứ vào quy định này nếu như người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Vì vậy, nếu như bạn thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2019 thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn.

5. Có cần giấy tờ gì chứng minh để được nghỉ hưởng lương không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, Cho em hỏi nếu em kết hôn thì có cần xuất trình/minh chứng giấy tờ gì với công ty để chứng minh được là em sẽ kết hôn vào ngày đó để được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương không ạ? Em cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

Xem thêm: Quy định nghỉ việc riêng

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương“.

nguoi-lao-dong-duoc-nghi-viec-rieng-ma-van-huong-nguyen-luong.

Luật sư tư vấn chế độ lao động miễn phí qua tổng đài:1900.6568

Vậy, khi bạn tiến hành kết hôn thì bạn có quyền nghỉ việc 3 ngày và vẫn được hưởng lương trong những ngày nghỉ đó. Còn việc chứng minh bạn nghỉ kết hôn và chứng minh như thế nào thì bạn chỉ cần nộp đơn yêu cầu xin nghỉ việc riêng, trình bày rõ lý do xin nghỉ và thời gian xin nghỉ, công ty sẽ có trách nhiệm xử lý ca làm việc nghỉ đó của bạn. Còn sau thời gian nghỉ mà công ty yêu cầu bạn xuất trình giấy đăng ký kết hôn để chứng minh việc này thì bạn có thể xuất trình để chứng minh cho lý do của bạn.

Tham khảo thêm: Quy định đặt tên cho con

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !