logo-dich-vu-luattq

Quốc kỳ là gì? Quốc huy là gì? Quy định về việc sử dụng Quốc kỳ và Quốc huy của Việt Nam?

Đối với mỗi quốc gia, Quốc kỳ và Quốc huy đóng vai trò là biểu trưng, là hình ảnh đại diện của quốc gia đó trên các trường quốc tế. Vậy Việt Nam quy định như thế nào về Quốc kỳ và Quốc huy? Bài viết này của Luật Dương Gia sẽ tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến các quy định về Quốc huy và Quốc kỳ của Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: Quốc kỳ là gì

– Hiến pháp 2013;

– Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL;

– Điều lệ số 974-TTg;

– Điều lệ số 973-TTg.

1. Quốc kỳ là gì?

Quốc kỳ là Cờ tượng trưng cho quốc gia. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể. Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng một kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất cả) các loại cờ.

2. Quốc kỳ tiếng Anh là gì?

Quốc kỳ tiếng Anh là: “National flag”.

3. Quốc huy là gì?

Quốc huy là Quốc huy là một trong những biểu tượng của một quốc gia; bên cạnh quốc kì và quốc ca. Quốc huy là một biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng của quốc gia đó. Quốc huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như tiền tệ, hộ chiếu, giấy tờ.

4. Quốc huy tiếng Anh là gì?

Quốc huy tiếng Anh là: “National emblem”.

5. Quy định về Quốc kỳ và Quốc huy của Việt Nam?

5.1. Quy định về Quốc kỳ

– Hiến pháp năm 2013 quy định về Quốc kỳ như sau:

” Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh “

– Hình Quốc kỳ:

Quốc kỳ hình chữ nhật, nền đỏ thắm, giữa có sao vàng năm cánh màu vàng tươi. Các cánh sao làm theo đường thẳng. Trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ. Một cánh sao quay thẳng lên trên.

– Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL quy định về việc sử dụng quốc kỳ như sau:

Cách treo, thời gian treo Quốc kỳ và dùng Quốc kỳ về việc tang

– Cách treo:

+ Khi treo Quốc kỳ không để ngược ngôi sao.

– Thời gian treo:

+ Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.

+ Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương.

+ Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức meeting, diễu hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách mạng.

+ Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.

+ Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.

+ Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

+ Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối ngoại, khi có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ…”

– Dùng Quốc kỳ về việc tang:

+ Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dài bằng chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng 1 phần 10 chiều rộng Quốc kỳ.

+ Quốc kỳ để phủ lên linh cữu những người chết được Chính phủ quyết định làm lễ quốc tang. Những trường hợp khác được phủ Quốc kỳ lên linh cữu những người chết sẽ được quy định riêng…”

Treo Quốc kỳ Việt Nam với cờ các nước khác

Tham khảo thêm: Giáo viên thỉnh giảng là gì

– Nếu treo Quốc kỳ hai nước, quy định lễ tân ngoại giao của mỗi nước có thể có khác nhau. Phần lớn các nước quy định, nếu đứng từ ngoài nhìn vào, cờ nước chủ nhà bên phía tay phải, cờ nước khách bên phía trái.

– Treo cờ nhiều nước và hàng cờ theo hàng ngang, vị trí cho cờ đầu tiên, nếu đứng từ ngoài nhìn vào hàng cờ, có thể sắp xếp như sau:

+ Bắt đầu từ bên trái sang

+ Bắt đầu từ giữa trở ra hai bên, theo thứ tự bên trái, bên phải. Đây là cách thông thường trong lễ tân ngoại giao treo cờ nhiều nước cùng cờ của nước chủ nhà, cờ nước chủ nhà thường nằm ở vị trí trung tâm.

– Treo Quốc kỳ của nước ta với Quốc kỳ của nước khác: các cờ phải làm đúng kiểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.

– Không được treo quốc kỳ rách, vá, bạc màu hoặc có nhiều đường xếp nếp.

Treo cờ đối với tàu thuyền

– Việc treo cờ của tàu thuyền khi hoạt động tại cảng quy định như sau:

+ Tàu thuyền nước ngoài phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất của tàu từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn.

+ Riêng đối với tàu thuyền Việt Nam, vị trí treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở cột phía lái tàu;

– Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có người đứng đầu Nhà nước đến thăm cảng thì theo yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, tất cả các tàu thuyền đang neo, đậu trong cảng đều phải – Tàu thuyền nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình phải thông báo trước cho Cảng vụ hàng hải.

– Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.

– Việc treo Quốc kỳ quy định tại khoản 1 Điều này đối với tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời chính thức của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quốc kỳ trong trang trí buổi lễ

– Tổ chức trong hội trường :

Sân khấu hội trường được trang trí trang trọng theo những quy định sau:

+ Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên cột cờ về phía bên trái của sân khấu; Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ phía hội trường lên).

+ Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngôi sao hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng. Trường hợp cờ được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía hội trường lên).

+ Tiêu đề buổi lễ kiểu chữ chân phương trên nền phông hậu về phía bên phải sân khấu.

+ Bàn Đoàn Chủ tịch: căn cứ vào tính chất của buổi lễ, Ban Tổ chức quyết định việc bố trí bàn Đoàn Chủ tịch buổi lễ.

Bàn Đoàn Chủ tịch được bố trí ở giữa sân khấu. Tùy theo số lượng thành viên Đoàn Chủ tịch, Ban Tổ chức quyết định số hàng (cao dần về phía sau) nhưng hàng sau cùng người ngồi không được che khuất tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiêu đề buổi lễ. Đoàn Chủ tịch được bố trí ngồi theo chức vụ quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

+ Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu (phía bên phải sân khấu) hoặc phía dưới trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội trường. Không đặt bục diễn giả che lấp tiêu đề trên phông hậu; không đặt hoa che lấp mặt người nói; mi-crô trên bục diễn giả được đặt ngay ngắn, thuận tiện cho người nói.

+ Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước bục đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm có thể đặt lẵng hoa phía trước bục diễn giả và chậu cây cảnh hoặc lẵng hoa phía dưới tiêu đề dọc theo phông hậu. Nếu có lẵng hoa của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tặng thì đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt quá nhiều lẵng hoa trên sân khấu (khoảng 5 chậu cây cảnh hoặc 5 lẵng hoa).

+ Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định.

+ Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.

+ Khách mời được bố trí ngồi đối diện phía dưới trước sân khấu theo chức vụ quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

– Tổ chức ngoài trời:

+ Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một nơi trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định.

+ Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội trường. Quốc kỳ treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng khẩu hiệu phù hợp.

+ Vị trí Đoàn Chủ tịch được bố trí giữa lễ đài. Quần chúng dự mít tinh đứng thành khối trước lễ đài.

Đọc thêm: Hợp tác xã là gì? Tại sao không được ưa chuộng như doanh nghiệp?

Treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội

Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội.

5.2. Quy định về Quốc huy

– Hiến pháp năm 2013 quy định về Quốc huy như sau:

” Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

– Hình Quốc huy:

+ Hai bó lúa chín màu vàng sẫm uốn cong, đặt trên nền vàng tươi, tượng trưng nông nghiệp;

+ Một bánh xe răng cưa màu vàng tươi đặt chỗ hai bó lúa buộc chéo, tượng trưng công nghiệp;

+ Một băng đỏ có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hòa” màu vàng quấn bánh xe và hai bó lúa với nhau;

+ Trong lòng là hình quốc kỳ, nền đỏ tươi, sao vàng tươi.

Quốc huy có thể làm to nhỏ, tùy theo sự cần thiết.

Các màu vàng ở mẫu quốc huy có thể thay bằng màu vàng kim nhũ.

Quốc huy có thể dùng không tô màu.

– Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL quy định về việc sử dụng Quốc huy như sau:

Những nơi treo quốc huy – Rước quốc huy:

– Quốc huy được treo ở cơ quan sau đây:

+ Nhà họp của Hội Đồng Chính Phủ

+ Nhà họp của Quốc Hội khi họp

+ Trụ sở Ủy ban hành chính khu, tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã

+ Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài

Quốc huy được treo ở cửa chính cơ quan, về phía trên, ở chỗ trông rõ nhất.

– Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1 tháng 5 và 2 tháng 9, do Chính Phủ trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức.

– Rước quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1 tháng 5 và 2 tháng 9, các đoàn thể có thể rước quốc huy.

Dùng quốc huy trên các giấy tờ

Hình quốc huy được in hoặc đóng bằng dấu nổi trên các thứ giấy sau đây:

– Bằng huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ Tướng Chính Phủ,

– Các văn bản ngoại giao như quốc thư, ủy nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

– Hộ chiếu,

– Các công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

– Các thư từ, thiếp mời, phong bì của Trưởng ban Thường trực Quốc Hội trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài,

– Công văn, thiếp mời, phong bì của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở nước ngoài

Tham khảo thêm: Tệ nạn xã hội là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !