1. Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo quy định pháp luật
Khi nào người sử dụng đất bị nhà nước cưỡng chế thu hồi đất, quy trình thu hồi đất của các cơ quan Nhà nước phải tiến hành như thế nào theo quy định pháp luật. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
Xem thêm: Phương án cưỡng chế thu hồi đất
+ Các trường hợp Nhà nước được phép thu hồi đất;
+ Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất;
+ Điều kiện để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất;
+ Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo quy định pháp luật
Nội dung yêu cầu tư vấn: Lời đầu tiên xin kính chào Công ty Luật Minh Gia, tôi mong muốn được Công ty tư vấn giúp một tình huống như sau: Cách đây 2 năm Nhà nước thu hồi đất của gia đình bà A do bà đứng tên để thực hiện xây dựng Trạm y tế, trong quá trình bồi thường bà A không nhất trí phương án bồi thường. Đến nay bà A đã mất không lập di chúc. Hiện tại các con của bà A (là những người được thừa kế theo pháp luật) cũng không nhất trí với phương án bồi thường. Để bảo đảm tiến độ của dự án, Nhà nước muốn tổ chức cưỡng chế để thu hồi diện tích của hộ bà A. Xin hỏi công ty về quy định cưỡng chế trong trường hợp này như thế nào và căn cứ vào văn bản nào để thực hiện? Trân trọng cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bà A là chủ sở hữu của mảnh đất và thuộc đối tượng bị thu hồi đất, bà không đồng ý với phương án bồi thường của nhà nước. Tuy nhiên, khi chưa giải quyết xong vấn đề bồi thường bà A lại mất và không để lại di chúc. Nên trong trường hợp này những người theo hàng thừa kế thứ nhất của bà A (gồm cha, mẹ ruột, cha, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, chồng của bà A) là những người được thừa hưởng di sản thừa kế, được xác lập quyền đối với mảnh đất của bà A. Nhưng nếu phía những người thừa kế vẫn không đồng ý với phương án bồi thường của Nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thực hiện cưỡng chế theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể:
Thứ nhất về nguyên tắc và điều kiện thực hiện quyết định cưỡng chế.
Căn cứ tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.
2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế”.
Theo quy định trên thì việc cưỡng chế thu hồi đất phải đảm bảo nguyên tắc tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Việc cưỡng chế chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế sau:
– Những người thừa kế đất của bà A không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do Chủ tịch UBND cấp huyện đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
– Những người thừa kế của bà A đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Theo đó, khi trường hợp thu hồi đất từ những người thừa kế của bà A có những điều kiện trên thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức, tiến hành thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.
Thứ hai, về trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:
a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản”.
Như vậy, trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
– Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người thừa kế bị cưỡng chế; họ chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
Tham khảo thêm: Học buôn bán nhà đất: Làm sao để "một vốn bốn lời"?
– Bước 3: Ban thực hiện cưỡng chế có quyền yêu cầu những người thừa kế của bà A phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất đó. Trường hợp những người thừa kế của bà A không thực hiện di rời thì ban cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển họ ra khỏi phần đất bị thu hồi.
Như vậy, trong trường hợp trên nếu những người thừa kế của bà A không thực hiện quyết định thu hồi đất thì UBND cấp huyện có thể căn cứ vào khoản 2, Khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 để ra quyết định cưỡng chế buộc họ phải di rời khỏi khu đất và trả tài sản cho những người đó (hoặc bảo quản tài sản và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản khi người những người thừa kế từ chối nhận tài sản).
>> Giải đáp thắc mắc pháp luật về Đất đai, gọi: 1900.6169
–
Câu hỏi thứ 2 – Bồi thường thu hồi đất bị ô nhiễm môi trường quy định thế nào?
Năm 200x UBND tỉnh X thu hồi đất của gia đình tôi đẻ xây dựng khu công nghiệp Y. Gia đình tôi và nhiều hộ gia đình khác được di chuyển đến khu tái định cư ngay cạnh khu công nghiệp. Gia đình tôi và các hộ gia đình đã có cuộc sống tương đối ổn định. Nhưng khoảng 3 năm gần đây xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi chủ yếu do công ty Z gây ra. UBND tỉnh X lại có chủ chương thu hôi khu tái định cư nơi chúng tôi đang sinh sống dể đảm bảo khu công nghiệp hoạt động. Vậy cho tôi hỏi ” Khi chúng tôi bị thu hối lần thứ hai quyền lợi của chúng tôi được nhà nước đảm bảo là gì? Khi mà chỉ trong 10 năm 2 lần chúng tôi bị nhà nước thu hồi đất đai làm cho cuộc sống không được ổn định. xin quí công ty giải đáp giúp tôi thắc mắc này. Tôi xin chân thành cám ơn!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đai
Theo thông tin anh cung cấp thì hiện nay do tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp nên UBND tỉnh có chủ trương thu hồi đất để đảm bảo hoạt động của khu công nghiệp. Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Nghị định 47/2014/NĐ-CP:
“1. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người quy định tại Khoản 3 Điều 87 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 của Luật Đất đai, Điều 6 và Điều 22 của Nghị định này”.
Cụ thể:
Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Điều 22. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở
Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Tham khảo thêm: Đất 2L là gì? Tổng hợp các quy định mới nhất về đất 2L