Nội dung chính
1. Nhân dân là gì ?
Nhân dân là tập hợp đông đảo những dân tộc thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đang sống trong một khu vực địa lý nhất định.
2. Quan niệm chung về Nhân dân
Đối với Hồ Chí Minh, nhân dân là phạm trù cao quý nhất, một phạm trù chính trị chủ đạo trong học thuyết cách mạng của Người. “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Đó là một minh chứng điển hình về niềm tin vào sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi.
Xem thêm: Nhân dân là gì
Người từng nói với cán bộ: “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được. Đó là sự tổng kết thực tiễn cách mạng rất sâu sắc: phải không ngừng học dân. “Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và trong sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu”, do vậy cán bộ ta “cần tham gia tổng kết những kinh nghiệm quý báu ấy”.
Từ nhiều khái niệm về nhân dân có thể nhận thấy những đặc trưng nổi bật sau của phạm trù này:
Trước hết, nhân dân là toàn thể cộng đồng người (nghĩa rộng, hiểu thông thuơfng) hoặc cộng đồng người chiếm đa số trong xã hội (theo nghĩa hẹp, cách hiểu khoa học chặt chẽ).
Thứ hai, nhân dân là công đồng người được gắn kết chặt chẽ thành thể thống nhất bởi mẫu số chung. Mẫu số chung này khác nhau trong nhiều quan niệm.
Thứ ba, nhân dân là phạm trù chính trị – xã hội có tính lịch sử, vừa mang tính công đồng xã hội vừa mang tính giai cấp. Thành phần trong nhân dân có sự thay đổi và luôn khác biệt về giai cấp, tầng lớp.
Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm Nhân dân là toàn thể dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo…cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết toàn dân, lực lượng nền tảng, nòng cốt là giai cấp công nhân, giai nông dân và tầng lớp trí thức.
3. Vị trí, vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mang Việt Nam theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
3.1. Cơ sở hình thành quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Có thể thấy, một chuỗi các quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh vô cùng thống nhất và đúng đắn tạo tiền đề cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nổi bật trong chuỗi tư tưởng này không thể không nhắc đến quan niệm Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân là kết quả của sự vận dụng và phát triển sánh tạo quan niệnm về nhân dân của các nhà tư tưởng Mác – Lênin và nhiều quan niệm thuộc các tường phái tư tưởng khác, kế thừa và phát huy tư tưởng chính trị truyền thống của dân tộc vào điều kiện cụ thể đương thời của Việt Nam. Do vậy, Nhân dân trong quan niệm của Người vừa có điểm nhất quán, vừa có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
3.2. Nội dung quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
Tìm hiểu thêm: Khai tử là gì?
Hồ Chí Minh xem nhân dân là tập hợp gắn kết đa số người khác nhau về dân tộc, tôn giáo, giới tính, giai tầng, địa vị,… trong xã hội nhưng thống nhấy thành một cộng đồng chung. Đó là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm mọi người thuộc các dân tộc đa số và thiểu số, sống ở trong nước hay ở nước ngoài, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo. Hồ Chí Minh viết: “Dân là mọi người dân Việt Nam; là mọi con người dân nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên, không phân biệt già, trẻ. gái, trai giàu, nghèo, quý, tiện, trong đó công nông chiếm tuyệt đại đa số.
Trong nhiều trường hợp, Hồ Chí Minh gọi Nhân dân là quần chúng, quốc dân, đồng bào. Quan niệm này bao hàm trong đó các tiêu chí văn hoá, lịch sử, lãnh thổ, cư trú. Nhân dân Việt Nam là cộng đồng mọi người dân, không phải tất cả, mà phải là người Việt Nam chung gốc tích, lịch sử, văn hoá. Hồ Chí Minh cũng không cứng nhắc khi lấy tiêu chí lãnh thổ cư trú để xác định thành phần Nhân dân. Cần lưu ý cách Hồ Chí Minh nói: “Dân là mọi người dân Việt Nam; là mọi con dân nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên…”. “Người dân Việt Nam” muốn nói ở đây là tất cả mọi người Việt Nam đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hồ Chí MInh đặt ở vị trí đầu tiên trong quan niệm nêu trên tiêu chí về lãnh thổ cư trú để nhấn mạnh. Ở điểm này, Hồ Chí Minh tương đồng với nhiều quan niệm khi lấy chủ quyền quốc gia làm một trong những tiêu chí để xác định thành phần nhân dân. Tuy nhiên, biên độ Nhân dân của Hồ Chí Minh không dừng lại ở phạm vi lãnh thổ cư trú – lãnh thổ quốc gia – mà mở rộng ra ở phạm vi văn hoá. “Mọi con dân nước Việt”, “mỗi người con Rồng cháu Tiên” trong quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh chỉ cả người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Kết hợp tiêu chí lãnh thổ cư trú và văn hoá, lịch sử giúp cho quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh phản ánh đầy đủ thành phần tỏng Nhân dân, vừa có trọng tâm là mọi người Việt Nam sinh sống trong nước, vừa bao quát khi có cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là quan niệm về Nhân dân theo nghĩa rộng.
Từ cách tiếp cận hẹp hơn, Hồ Chí Minh phân biệt sự khác nhau giữa quốc dân và Nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân và quốc dân khác nhau.”
Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước. Đó là nền tảng của quốc dân.
Những bọn phản động chưa đến nỗi bị xử tử, vẫn là quốc dân. Nhưng chúng không được ở trong địa vị nhân dân, không được hưởng quyền lợi như nhân dân. Chúng không có quyền tuyển cử, ứng cử, không có quyền tổ chức tuyên truyền,… Song chúng cần phải làm tròn nghĩa vụ, như phục tùng trật tự, tuân theo pháp luật của nhân dân.
Hồ Chí Minh lấy “yêu nước” làm tiêu chí để xác định các thành phần trong quốc dân gắn kết thành khối thống nhất với tên chung “Nhân dân”. Quan niệm cho thấy, khái niệm Nhân dân mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ rệt, phần nào oharn ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù rộng, mang tính cộng đồng dân tộc mà vẫn bao hàn và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy là có hai kiểu phân chia thành Nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, căn cứ theo giai tầng, tôn giáo, tầng lớp, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, Hồ Chí Minh xem nhân dân là tập hợp thống nhất của “bốn gia cấp công, công, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”; cộng đồng người không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện”. Trong đó, Hồ Chí Minh khẳng định liên minh công nhân – nông dân – trí thức là cốt lõi, nền tảng.
Thứ hai, căn cứ theo hệ giá trị tinh thần, vào vai trò tiến bộ xã hội, theo Hồ Chí Minh, về đại thể dân gồm ba tập hợp con người: “Bấy kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa là nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém ít hơn.”
Trong nhiều hoàn cảnh cụ thể, Hồ Chí Minh quan niệm về Nhân dân một cách ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng chung nhất. Với cán bộ, đảng viên, Nhân dân là chủ, là đối tượng lãnh đạo và phục vụ. Với hệ thống chính trị, Nhân dân là lực lượng tổ chức ra, nuôi dưỡng và bảo vệ, đồng thời là người chịu sự lãnh đạo, quản lý. Với sự nghiệp chính trị, quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh vừa cho thấy vị trí, vai trò của Nhân dân, vừa cho thấy mối quan hệ giưac Nhân dân với các chủ thể khác vừa nêu rõ những yêu cầi về nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhân dân.
3.3 Nhân dân là mục tiêu và động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Tham khảo thêm: hữu hạn là gì?, Từ điển Tiếng Việt
3.3.1. Nhân dân là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Xét đến cùng, nhận thức cũng như hành vi chính trị của Hồ Chí MInh nhất quán hướng đến Nhân dân như là mục tiêu thường xuyên và tối thượng.
Nhân dân là mục tiêu, lý tưởng của Hồ Chí Minh, của sự nghiệp cách mạng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh không mang tính nhất thời, không là một thủ đoạn, sách lược chính trị mà là vấn đề có tính chiến lược được duy trìn và phát triển theo hướng không ngừng củng cố, bổ sung, phát triển. Mục tiêu, lý tưởng vì Nhân dân trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, ngon hải đảng dẫn đường cho toàn bộ quan điểm và hành vi chính trị của Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho rằng mục tiêu, lý tưởng đó tựu trung lại trong các mệnh đề: Dân tộc độc lập; Nhân dân tự do; Nhân dân hạnh phúc; Dân trí nâng cao; Dân chủ thực hành.
3.3.2. Nhân dân là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam thể hiện ở chỗ Nhân dân là động lực to lớn thúc đẩy cách mjang tiến lên, quyết định mọi hắng lợi của cách mạng. Nhân dân, bằng tất cả tinh thần và lực lượng của mình, đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố mà nếu thiếu thì sự nghiệp cách mạng không thể nảy sinh, duy trì và phát triển được. Có thể phân tích điều đó qua các điểm chủ yếu sau:
– Nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân là động lực khởi phát sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
– Nhân dân đóng góp trí tuệ góp phần quyết định việc xây dựng và đảm bảo tính đúng đắn của đường lối cách mạng.
– Nhân dân cung cấp tài lực, vật lực đảm bảo yêu cầu nền tảng vật chất để sự nghiệp cách mạng được thực hiện thắng lợi.
– Nhân dân là lực lượng đông đảo, hùng hậu đóng vai trò chính thực hiện đường lối cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tham khảo thêm: Trích lục là gì? Những điều cần lưu ý khi xin trích lục