logo-dich-vu-luattq

Khai tử là gì?

Thực tế, khai tử là cụm từ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt, thời gian gần đây chúng ta thường nghe nhiều đến “Khai tử sổ hộ khẩu, sổ tạm trú”, “Khai tử hóa đơn giấy”, v.v. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu khai tử là gì? Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một số thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên.

Khai tử là gì?

Khai tử là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, khai tử là việc khai báo cho người đã chết. Dưới góc độ pháp lý thì đây là thủ tục nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình.

Xem thêm: Khai tử là gì

Theo quy định của pháp luật, khi có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử và nếu không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử (“Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử”).

Kết quả của thủ tục đăng ký khai tử là giấy khai tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Giấy khai tử là gì?

Giấy khai tử là một loại giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm xác nhận tình trạng một người đã chết. Theo đó, các thông tin trên giấy khai tử bao gồm: Thời gian chết, địa điểm và nguyên nhân cái chết.

Giấy khai tử là căn cứ rõ ràng nhất để xác định thời điểm chết của một người, do đó, giấy này được sử dụng để làm căn cứ giải quyết các vấn đề như: (i) Làm rõ thời điểm mở thừa kế; (ii) Xác định tài sản chung của vợ chồng; (iii) Xác định tình trạng hôn nhân khi vợ/chồng kết hôn với người khác; (iv) Giải quyết chế độ tử tuất; v.v.

Thời hạn đăng ký khai tử là bao lâu?

Căn cứ Điều 33 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì người có trách nhiệm đăng ký khai tử có trách nhiệm đi đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thỉ người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký khai tử sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết.

Tham khảo thêm: Sổ đỏ sổ hồng là gì

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Thủ tục đăng ký khai tử

Nhìn chung, thủ tục đăng ký khai tử tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ được trình tự, thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị thì yêu cầu đăng ký khai tử của người dân có thể bị từ hối. Điều này gây mất thời gian, công sức của người yêu cầu khai tử.

Căn cứ Điều 34 Luật Hộ tịch 2014, trình tự, thủ tục đăng ký khai tử bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết, người có trách nhiệm đăng ký khai tử nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, hồ sơ đăng ký khai tử bao gồm:

– Tờ khai đăng ký khai tử;

– Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử, gồm: (i) Giấy báo tử do Thủ trưởng cơ sở y tế cấp đối với người chết tại cơ sở y tế; (ii) Giấy xác nhận việc thi hành án tử hình đối với người chết do thi hành án tử hình; (iii) Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết; hoặc (iv) Văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn,v.v.

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.

Tham khảo thêm: Vật liệu xây dựng là gì

– Các giấy tờ cần xuất trình khi nộp hồ sơ: (i) Hộ chiếu/Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ pháp lý khác có dán ảnh và thông tin cá nhân để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử; (ii) Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết; (iii) Giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết (nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, ghi rõ thời gian trả kết quả.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Người yêu cầu đăng ký khai tử sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai tử

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai tử, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Lệ phí đăng ký khai tử bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, trường hợp đăng ký khai tử đúng thời hạn, tức là trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết, người có trách nhiệm đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn lệ phí đăng ký khai tử.

Trường hợp đăng ký khai tử quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì mức thu lệ phí khai tử sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trên đây là nội dung bài viết “Khai tử là gì?” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên hứu ích đối với Qúy độc giả.

Đọc thêm: Sự khác biệt của huy chương và huân chương

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !