Thưa luật sư, xin luật sư cho biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại? Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Huy – Hải Phòng
Xem thêm: Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Nội dung chính
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015
– Luật thương mại năm 2005
– Luật quản lý ngoại thương năm 2017
2. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Với tư cách là Luật chung điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự đã quy định nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Đây cũng là nguyên tắc chung của hợp đồng thương mại – một loại hợp đồng dân sự mang tính đặc thù.
3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại
Căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể hiểu hợp đồng thương mại được giao kết với những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Các bên được toàn quyền quyết định về việc giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng với đối tác nào, thời điểm, địa điểm, nội dung, phương thức giao kết hợp đồng… Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, tự do giao kết hợp đồng thương mại cũng phải bảo đảm nội dung không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội, kể cả đạo đức trong kinh doanh.
Thứ hai, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện cam kết, thoả thuận và nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, khi giao kết hợp đồng thương mại, các thương nhân hoàn toàn tự nguyện, tức là được tự dọ ý chí, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Các bên đều bình đẳng, không được phân biệt thành phần kinh tế, quy mô, loại hình tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kể cả ngành nghề độc quyền… Ngoài ra, trong quá trình ký kết hợp đồng thương mại các bên cần thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng… đây là các thái độ tâm lý của các bên phù hợp với ý chí tự nguyện gia kết hợp đồng nhằm bảo đảm sau khi giao kết, các bên đều thuận lợi khi thực hiện hợp đồng.
4. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại
Thứ nhất, thực hiện đúng hợp đồng
Các bên thực hiện đúng, đầy đủ đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Nguyên tắc này đòi hỏi, mọi cam kết, thoả thuận trong hợp đồng đều được cậc bên tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là không phải chỉ trong quá trình giao kết mà các bên bình đẳng với nhau cả trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu với chính mỗi bên giao kết hợp đồng, họ cần hiểu nrăng, thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của mình.
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần họp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau
Thực hiện hợp đồng trung thực là một bảo đảm để nguyên, tăc thực hiện đúng được thực hiện trên thực tê. Bởi nêu một trong số các bên thực hiện hợp đồng không trung thực có thể dẫn đến hiện tượng lừa dối đối với một hoặc các bên còn lại trong hợp đồng thương mại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể có nhiều lý do chủ quan, khách quan gây khó khăn cho các bên, các bên cần trung thực và tìm cách cùng tháo gõ, giải quyết trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho tất cả các bên. Sự tin cậy lẫn nhau cũng là một yếu tố để các bên có thể trung thực, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng mỗi bân cần quan tâm, tôn trọng quyền lợi của bên kia trong cùng hợp đồng chứ không chỉ biết đến các lợi ích của mình.
Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Nếu trong giao kết hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không xâm hại đến lợi ích của người thử ba đó là lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác. Trong ứường hợp việc thực hiện hợp đồng thương mại không thuộc phạm vi các hoạt động thương mại bị pháp luật cấm nhưng lại xâm hại đến lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác thì các bên không được thực hiện các hoạt động đó. Nguyên tắc này lại đặt ra yêu cầu đôi với hại bên rằng, không chỉ biết tới quyền lợi của mình, của bên kia trong hợp đồng mà còn phải quan tâm đến lợi ích của người thứ ba.
5. Giao kết hợp đồng thương mại
Để có một hợp đồng thể hiện được nguyện vọng và yêu cầu của các bên, bảo đảm được yêu cầu về nội dung, hình thức, đặc biệt là có tính hiện thực, việc giao kết hợp đồng cần được thực hiện theo một trình tự nhất định.
Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng: Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
Thứ hai, thời điểm có hiệu lực của đề nghị: thông thường do bên đề nghị ấn định hoặc được xác định kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết. (Xem thêm Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2015)
Thứ ba, đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực: trong các trường hợp bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; hết thời hạn trả lời chấp nhận; thông báo về việc thay đổi, rút lại đề nghị, huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực… (Điều 391 Bộ luật dân sự năm 2015)
Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý, bày tỏ ý định giao kết hợp đồng một cách chắc chắn, không mang tính nước đôi với nội dung và đối tượng cụ thể, xác định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
– Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
– Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Tham khảo thêm: Hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được pháp luật quy định tại Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Hợp đồng được giao kết khi có sự thống nhất về ý chí giữa các bên đề nghị giao kết và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định. Thời điểm giao kết hợp đồng được ấn định phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng và đó là thời điểm hợp đồng có hiệu lực (trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác).
Trên thực tế, giao kết hợp đồng thường diễn ra theo một quá trình các bên đàm phán để đi đến thiết lập được hợp đồng. Trong quá trình đó, mỗi bên vừa có vị trí là bên đề nghị, vừa có vị trí là bên chấp nhận đề nghị giao kết với từng nội dung cụ thể của hợp đồng.
6. Nội dung của hợp đồng thương mại
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, hình thức hợp đồng… các bên có thể thoà thuận về những nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
– Đối tượng của hợp đồng
Là tài sản (hàng hoá) phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm. Thông tin này cần được thoả thuận cụ thể, rõ ràng bằng tiếng Việt phổ thông, kể cả tên nước ngoài (nếu có).
– Số lượng, chất lượng
+ Số lượng hàng hoá là khối lượng, trọng lượng, số lượng hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, cần xác định rõ đơn vị đo lường, tiêu chuẩn đo lường, phương thức xác định số lượng.
+ Chất lượng hàng hoá là phẩm chất, chất liệu, chủng loại, bao bì đóng gói… hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả yếu tố xác định bên trong và yếu tổ xác định bên ngoài của hàng hoá, dịch vụ. Các bên thoả thuận phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn đã công bố. Đây là yếu tố cần được mô tả cụ thể bởi nó gồm cả yếu tố bên ngoài (hình thức) với yếu tố bên trong (phẩm chất). Cá biệt có loại hàng hoáng, dịch vụ, chất lượng chỉ thể hiện ở hình thức bên ngoài hoặc phẩm chất bên trong của nó.
– Giá, phương thức thanh toán
+ Giá là số tiền trên một đơn vị hàng hoá, dịch vụ. Các bên cần thoả thuận cụ thể về tổng giá trị hợp đồng trên cơ sở giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
+ Phương thức thanh toán là cách thức các bên thanh toán tiền cho nhau. Trong nền thương mại phát triển có nhiều hình thức thanh toán để thương nhân lựa chọn mà không buộc phải trả tiền mặt như trước đây.
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng ià khoảng thời gian hoặc thời điểm thực hiện hợp đồng. Khoảng thời gian được thường được tính trong một số ngày, tháng. Thời điểm được xác định là một ngày, một giờ nhất định.
+ Địa điểm là nơi thực hiện hợp đồng có địa chỉ cụ thể.
+ Phương thức thực hiện hợp đồng là cách thức thực hiện họp đồng gồm phương thức nghiệm thu, giao nhận hàng hoá, dịch vụ…
– Quyền, nghĩa vụ của các bên
Các bên thoả thuận rõ về quyền và nghĩa vụ nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp hợp đồng được xác lập bằng văn bản, nội dung này được ghi nhận íhành một điều khoản độc lập. Ngoài ra, các bên có thể ghi nhận quyền, nghĩa vụ ở các điều khoản khác trong hợp đồng.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Nội dung này được Luật Thương mại và pháp luật liên quan quy định rõ. Các bên có thể thoả thuận với nhau hoặc không thoả thuận thì áp dụng quy định của pháp luật nếu một hoặc các bên vi phạm hợp đồng.
– Phạt vi phạm hợp đồng
Đây là một hình thức chịu trách nhiệm tài sản (vật chất) của bên vi phạm hợp đồng thương mại. Nếu các bên không thoả thuận, khi có hành vi vi phạm họp đồng, bên vi phạm không bị áp dụng hình thức trách nhiệm này song vẫn phải chịu các hình thức trách nhiệm khác. (Điều 292 và Điều 300 Luật thương mại năm 2005)
– Các nội dung khác
Tuỳ loại hợp đồng cụ thể, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh của các bên và mục đích cụ thể đối với việc giao kết hợp đồng, các bên có quyền thoả thuận các nội dung khác của hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội như thưởng hợp đồng, bảo hành hàng hóa, dịch vụ…
7. Hiệu lực của hợp đồng thương mại
Hiệu lực của hợp đồng thương mại là việc xác định thời điểm bắt đầu đến thời điểm chấm dứt giá trị pháp lý của hợp đồng.
Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng cộng tác viên
Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, việc xác định hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là cơ sở của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Theo tinh thần chung, hợp đồng được giao kết họp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Theo Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm giao kết hợp đồng xác định như sau:
+ Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Đó là chữ ký của cá nhân, đại diện hộ gia đình (thông thường là chủ hộ), đại diện của pháp nhân (theo Điều lệ hoặc theo pháp luật hoặc chữ ký của người được những người này ủy quyền (việc ủy quyền phải được lập thành văn bản). Trường hợp hợp đồng phải được chứng thực, công chứng, đăng ký thì chỉ coi là được giao kết sau khi được chứng thực, công chứng, đăng ký. Từ thời điểm hợp đồng được giao kết, hợp đồng có hiệu lực (trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác trong họp đồng), nó có tính chất “luật” đối với các bên (Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015)
Kèm theo hợp đồng các bên có thể giao kết các phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. (Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015).
– Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
Điều 422 Bộ luật dân sự đã nêu ra các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
+ Hợp đồng đã được hoàn thành;
+ Theo thỏa thuận của các bên;
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
+ Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
+ Trường hợp khác do luật quy định.
Thông thường, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết và hết hiệu lực từ thời điểm chấm dứt hợp đồng. Song, pháp luật cũng quy định về trường hợp hợp đồng không có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết, hay còn gọi là hợp đồng vô hiệu.
8. Hợp đồng vô hiệu
Một hợp đồng sẽ vô hiệu, không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết trong các trường hợp sau:
+ Chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự.
+ Người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện.
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
+ Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được vì nguyên nhân khách quan.
Ngoài ra, nếu hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thì vi phạm hình thức cũng dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng. Trong trường hợp này, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn; quá thòi hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu từng phần của hợp đồng bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì các phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực. Đối với hợp đồng vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê – Sưu tầm & biên tập
Đọc thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà