logo-dich-vu-luattq

Người thừa kế theo pháp luật

Trả lời

Chào bạn! Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới công ty. Vấn đề của bạn, Công ty xin giải đáp như sau:

Xem thêm: Người thừa kế theo pháp luật

Ông A chết, không để lại di chúc, nên di sản ông A để lại sẽ được chia theo Pháp Luật. Do bạn không nói rõ phần di sản là thẻ tiết kiệm 100 triệu đồng có phải sở hữu của riêng ông A không hay là tài sản chung của vợ chồng ông A nên chúng tôi không thể đề cập chi tiết từng khoản thừa kế mà từng người được hưởng. Về hàng thừa kế, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015quy định: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Tham khảo thêm: Khoản 1 điều 51 bộ luật hình sự

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, vợ và 3 con ông A cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, di sản ông A để lại sẽ được chia đều cho 4 người kể trên.

Để được hưởng di sản nêu trên, những người được nhận thừa kế tiến hành các thủ tục như sau:

Bước 1. Liên hệ với văn phòng công chứng để thực hiện:

– Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

– Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 15 ngày.

– Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Bước 2. Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

– Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

Đọc thêm: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

– Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất;

– Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (sổ hộ khẩu, CMND), nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết;

– Con đẻ, con nuôi (sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh);

– Sơ yếu lý lịch của 1 người nói trên có xác nhận của chính quyền địa phương;

– Thời gian niêm yết công khai là 30 ngày, nếu không có khiếu nại gì thì sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Nộp thuế

Người được hưởng di sản liên hệ với cơ quan thuế có thẩm quyền để làm thủ tục nộp thuế, lệ phí trước bạ (nếu có).

Bước 4. Sang tên tài sản cho người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

– Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND quận, huyện nơi có di sản.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.

Tham khảo thêm: LOGO LUẬT VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ LOGO NGÀNH LUẬT

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !