logo-dich-vu-luattq

Người giám hộ là gì?

Câu hỏi:

Cháu nội tôi năm nay 15 tuổi. 3 ngày trước cháu tôi ăn trộm một chiếc xe đạp ở cửa hàng game thì bị phát hiện. Hiện công an đã gửi giấy về nhà yêu cầu người thân và cháu đến trụ sở cơ quan công an để làm việc. Tuy nhiên bố mẹ cháu đều mất, cháu cũng không có anh chị thì tôi. Tôi xin hỏi người giám hộ được pháp luật quy định như thế nào, tôi là ông nội cháu có thể là người giám hộ cho cháu tôi được không?

Xem thêm: Người bảo hộ là gì

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 46, 47 Bộ luật dân sự về Giám hộ như sau:

Giám hộ là gì?

Tham khảo thêm: Tiền tuất là gì ? Quy định pháp luật về tiền tuất

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Người giám hộ là gì?

Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

Theo Bộ luật dân sự hiện nay Người giám hộ là gì?

Người được giám hộ là gì?

Tìm hiểu thêm: Loại đất ODT là gì? Những lưu ý khi sử dụng loại đất ODT

Theo quy định tại điều 47 Bộ luật dân sự quy định về người được giám hộ như sau:

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn là ông nội cháu thì cũng thuộc phạm vi có thể là người giám hộ cho cháu.

Tư vấn người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự

Điều 48 Bộ luật dân sự khái quát chung về người giám hộ. Theo đó, người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân (điều kiện cụ thể được quy định tại Điều 49). Như vậy, tổ chức không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại điều luật này, không thể làm người giám hộ.

Trong trường hợp xác lập giám hộ theo chỉ định của người được giám hộ (khi họ vẫn đang trong tình trạng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự) thì quan hệ giám hộ chỉ được giám hộ trên thực tế khi đáp ứng các điều kiện: (i) có đồng ý của người được chỉ định làm người giám hộ; (ii) có văn bản lựa chọn người giám hộ được công chứng hoặc chứng thực.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trở thành người giám hộ thì chủ thể có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều 48 là một điều luật mới, so với quy định tại BLDS năm 2005. Bởi vì trước đây chỉ có những quy định cụ thể về người giám hộ như người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự… nhưng chưa có quy định khái quát để nhận diện người giám hộ nói chung.

Tham khảo thêm: Hành vi pháp lý là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !